THIẾT KẾ THI CÔNG HỆ THỐNG XỬ LÝ NƯỚC THẢI TINH BỘT MÌ

THIẾT KẾ THI CÔNG HỆ THỐNG XỬ LÝ NƯỚC THẢI TINH BỘT MÌ

1. Tại sao phải xử lý nước thải tinh bột mì? Xử lý nước thải tinh bột mì

Trong chiến lược kinh tế lương thực toàn cầu, khoai mì được xem là một những loại cây thích hợp cho những vùng đất cằn cỗi, khô hạn và là loại cây công nghiệp có khả năng cạnh tranh khá cao với các loại cây công nghiệp khác.

Sản phẩm của loại cây này tinh bột mì lại gắn là nguồn nguyên liệu cho nhiều ngành công nghiệp khác như thực phẩm, bánh kẹo, sản xuất lên men cồn, sản xuất acid hữu cơ…Dù mang tới nhiều lợi ích nhưng theo khảo sát tại nhà máy nhà máy sản xuất tinh bột mì Sơn Hải, tỉnh Quãng Ngãi trong quy trình chế tạo tinh bột mì cứ mỗi 100 tấn tinh bột sẽ thải ra 3200 m3 nước thải.

Thành phần nước thải tình bột mì có chứa nhiều độc tố cyanua, nếu không được xử lý mà trực tiếp thải ra môi trường sẽ gây ngộ độc nguồn nước (như trường hợp VEDAN năm 2008) gây nên hiện tượng cá chết hàng loạt, ảnh hưởng đến đời sống của người dân trong vùng bị ô nhiễm.

Nguyên liệu sản xuất tinh bột mì

Nguyên liệu sản xuất tinh bột mì

Trước khi đi vào quy trình xử lý nước thải tinh bột mì chúng ta nên tìm hiểu sơ lược về ngành công nghiệp này.

2. Giới thiệu về ngành sản xuất tinh bột mì Xử lý nước thải tinh bột mì

Nguyên liệu sản xuất chủ yếu của tinh bột mì là cây khoai mì. Sản lượng tinh bột mì trên thế giơi ước tính trong năm 2014 là 291 triệu tấn. Trong đó Việt Nam là nước đứng thứ 2 về xuất khẩu tinh bột mì sau Thái Lan. Tại Việt Nam, ở những nhà máy lớn sản lượng bình quân trong ngày có thể đạt tới 33.000 tấn.

Quy trình sản xuất tinh bột mì

 

Quy trình sản xuất tinh bột mì

Quy trình sản xuất tinh bột mì

Nhìn theo sơ đồ quy trình sản xuất trên có thể chia quy trình sản xuất tinh bột sắn thành 2 giai đoạn chủ yếu:

  • Giai đoạn rửa củ: tẩy sạch các chất bẩn trên củ.
  • Giai đoạn tách tinh bột: gồm các bước cắt nghiền, ly tâm, lắng.

3. Thành phần nước thải tinh bột mì Xử lý nước thải tinh bột mì

Như đã nói ở trên cứ 100 tấn tinh bột mì đươc sản xuất sẽ có 3200 m3 nước thải, như vậy đối với những nhà máy sản xuất lớn có thể đạt tới trên 1 triệu m3 nước thải một ngày, và sau đây là thành phần nước thải tinh bột mì

Thành phần nước thải tinh bột mì

Thành phần nước thải tinh bột mì

Tác động của nước thải tinh bột mì đối với môi trường

  • Độ pH: Độ pH của nước thải quá thấp sẽ hạn chế sự phát triển của vi sinh vật tự nhiên trong nước dẫn đến mất khả năng làm sạch tự nhiên của nguồn tiếp nhận Ngoài ra, có tính axit sẽ có tính ăn mòn, làm mất cân bằng trao đổi chất tế bào, ức chế sự phát triển bình thường của quá trình sống.
  • Hàm lượng chất hữu cơ dễ phân hủy sinh học cao: Nước thải sản xuất tinh bột mì có hàm lượng chất hữu cơ cao, khi xả vào nguồn nước sẽ làm suy giảm nồng độ oxi hòa tan trong nước do vi sinh vật sử dụng oxi hòa tan để phân hủy các chất hữu cơ. Ảnh hưởng đến chất lượng nước cấp cho sinh hoạt và công nghiệp.
  • Hàm lượng chất lơ lửng cao: làm giảm tầng sâu nước được chiếu sáng, ảnh hưởng đến quá trình quang hợp của thực vật thủy sinh. Phần khác, khi cặn lắng xuống dưới đáy nước sẽ gây ra hiện tượng phân hủy kỵ khí, gây mùi hôi thối.
  • Hàm lượng chất dinh dưỡng cao: Nồng độ các chất N, P trong nước cao sẽ gây ra hiện tượng phú dưỡng hóa nguồn nước, ảnh hưởng đến các thủy sinh vật trong nguồn nước, có tác động tiêu cực đến du lịch và ảnh hưởng chất lượng nguồn nước cấp.
  • Ngoài ra amonia rất độc đối với tôm, cá dù nồng độ rất nhỏ. Nồng độ làm chết tôm, cá từ 1,2-3 mg/l nên tiêu chuẩn chất lượng nước nuôi trồng thủy sản của nhiều quốc gia yêu cầu nồng độ amonia không được vượt quá 1 mg/l.
  • Nhận xét: nước thải tinh bột từ quá trình chế biến tinh bột khoai mì có nồng độ chất hữu cơ cao, chủ yếu là các chất có khả năng phân hủy sinh học nên đây là nguồn có khả năng gây ô nhiễm nặng cho môi trường xung quanh nếu không được xử lý.

4. Hệ thống xử lý nước thải tinh bột mì Xử lý nước thải tinh bột mì

Công ty Hòa Bình Xanh xin đề xuất hệ thống xử lý nước thải tinh bột mì như sau:

 

Sơ đồ thiết kế hệ thống xử lý nước thải tinh bột mì

Sơ đồ thiết kế hệ thống xử lý nước thải tinh bột mì

  • Nước thải sản xuất bột mì sẽ được chảy vào hầm biogas, tại hầm biogas xử lý được phần lớn chất hữu cơ và làm giảm đáng kể lượng khí độc sinh ra, tiêu diệt các mầm bệnh trong nước thải, đồng thời cung cấp một lượng khí đốt rẻ tiền. Sau khi nước thải chứa đầy hầm biogas sẽ tràn theo đường ống qua bể điều hòa của hệ thống xử lý nước thải chăn nuôi bò sữa.

    Bể điều hòa: tại đây máy thổi khí tiếp tục cung cấp khí cho bể. Khí sẽ được xáo trộn với nồng độ thích hợp nhằm ngăn chặn hiện tượng lắng cặn gây mùi hôi thối cho bể. Ngoài ra, bể còn có chức năng điều hòa lưu lượng và nồng độ của nước thải. Sau đó đưa lên tháp khử Nito rồi qua cụm bể sinh học là Anoxic kết hợp với Aerotank.

    Bể Aerotank: Vi sinh vật trong bể Aerotank sẽ được thêm vào định kỳ từ bùn tuần hoàn tại bể lắng. Các VSV này sẽ phân hủy các chất hữu cơ thành sản phẩm cuối cùng là khí cacbonic và H2O làm giảm nồng độ bẩn trong nước thải. Trong bể Aerotank còn có thêm vật liệu tiếp xúc nhằm tăng cơ hội tiếp xúc giữa vi sinh vật với nước thải, đồng thời là môi trường để vi sinh vật phát triển và dính bám.

    Sau khi xử lý sinh học, nước thải tràn qua bể lắng để lắng bùn. Tại đây nước di chuyển trong ống trung tâm xuống đáy bể sau đó di chuyển từ dưới lên trên chảy vào máng thu nước để tràn sang bể trung gian để đến cụm bể hóa lý. Phần bùn lắng xuống đáy bể một phần được tuần hoàn lại bể sinh học thiếu khí và hiếu khí để duy trì nồng độ bùn, phần bùn thải sẽ được bơm vào bể chứa bùn.

    Sau các công trình xử lý hóa lý, nước thải tràn qua bể lắng để lắng bùn hóa ly. Trong bể lắng bùn nước thải di chuyển bên trong ống trung tâm xuống đáy bể tiếp đó di chuyển ngược từ dưới lên trên, chảy vào máng thu rồi tràn sang bể khử trùng. Phần bùn lắng xuống đáy bể  sẽ được bơm vào sân phơi bùn.

    Sau đó nước thải được bơm qua  bể khử trùng bằng  Javen thì trong bể khử trùng Javen: Nước Javen sẽ được bơm vào nước thải bằng bơm định lượng. Nhờ tác dụng của chất oxy hóa mạnh, các vi sinh vật nguy hiểm trong nước thải sẽ bị tiêu diệt, đảm bảo đạt tiêu chuẩn về mặt vi sinh.

    Bồn lọc áp lực giúp loại bỏ hàm lượng cặn còn sót lại mà quá trình lắng chưa làm được, đảm bảo độ trong trước khi đưa vào nguồn tiếp nhận

    Nước thải sau xử lý đảm bảo quy chuẩn QCVN 40:2011/BTNMT được xả ra nguồn tiếp nhận. Quá trình lọc áp lực sẽ tạo ra cặn trong bồn lọc, sau một thời gian làm việc bồn lọc áp lực được rửa lọc nhằm tách phần cặn ra khỏi bề mặt vật liệu lọc, nước rửa lọc sẽ được dẫn về hố thu.

5. Ưu điểm quy trình thiết kế hệ thống xử lý nước thải tinh bột mì Xử lý nước thải tinh bột mì

  • Chi phí đầu tư, xây dựng, vận hành và bảo trì thấp,
  • Hiệu quả xử lý cao,
  • Phù hợp với các loại nước thải có hàm lượng COD từ thấp đến cao,
  • Thiết bị đơn giản, chiếm ít diện tích xây dựng,
  • Có thể nâng công suất xử lý của nhà máy,
  • Không gây ra ô nhiễm thứ cấp,
  • Có tính ổn định cao trong quá trình xử lý.

Quý doanh nghiệp hãy liên hệ tới Công ty TNHH Công nghệ Môi trường Hòa Bình Xanh, Công ty chúng tôi với đội ngũ thạc sỹ, kỹ sư giàu kinh nghiệm đã đầu tư nghiên cứu, đánh giá kỹ lưỡng các công nghệ xử lý và tìm các phương pháp xử lý chất lượng tốt nhất, chi phí hợp lý và thời gian nhanh nhất.

  • Với phương châm: “Uy tín, chất lượng là hàng đầu” Hòa Bình Xanh mang đến cho quý khách hàng sản phẩm và dịch vụ tốt nhất, đáp ứng nhu cầu cần thiết của quý khách hàng.
  • Quý khách hàng có công trình, dự án cần tư vấn, hãy gọi ngay qua Hotline 0943.466.579 để nhận được sự hỗ trợ nhanh nhất và tận tình nhất.
Xử lý nước thải tinh bột mỳ - Công ty TNHH Công nghệ môi trường Hòa Bình Xanh

Xử lý nước thải tinh bột mì – Công ty TNHH Công nghệ môi trường Hòa Bình Xanh

5/5 - (5 bình chọn)

Tags: , , , , ,

Tin tức khác

PHƯƠNG PHÁP ĐIỆN HÓA TRONG XỬ LÝ NƯỚC THẢI

PHƯƠNG PHÁP ĐIỆN HÓA TRONG XỬ LÝ NƯỚC THẢI Bên cạnh các phương pháp xử lý nước thải bằng các phương pháp như hấp thụ, hấp phụ, sinh học,… thì xử lý nước thải bằng phương pháp điện hóa là phương pháp hiện đại nhưng mang lại nhiều lợi ích với chi phí vận hành đơn giản […]

TÌM HIỂU VỀ 2 LOẠI HỒ SINH HỌC

TÌM HIỂU VỀ 2 LOẠI HỒ SINH HỌC Bên cạnh các phương pháp xử lý nước thải như hóa học hay cơ học thì xử lý nước thải bằng phương pháp sinh học là phương pháp cổ điển nhưng mang lại nhiều lợi ích với chi phí vận hành mang lại hiệu quả xử lý […]