THIẾT KẾ THI CÔNG HỆ THỐNG XỬ LÝ NƯỚC THẢI KHU DÂN CƯ
1. Tổng quan về nước thải khu dân cư
1.1 Khu dân cư là gì?
Về phương diện tổ chức, “khu dân cư” không phải là một cấp hành chính, nhưng dù tồn tại dưới hình thức, tên gọi nào, quy mô địa giới hành chính đến đâu thì “khu dân cư” vẫn có 3 đặc trưng chung chủ yếu sau:
– “Khu dân cư” là một cấu trúc cộng đồng bao gồm: một số hộ gia đình tụ cư, sống đan xen trong một khu vực địa lý nhất định (thôn, xóm, bản, khu phố…). Có “khu dân cư” tồn tại ổn định từ lâu đời, có “khu dân cư” mới đang trong quá trình hình thành biến đổi… tuỳ theo yêu cầu, cách sắp xếp bố trí của mỗi địa phương.
– Các hộ dân sinh sống ở “khu dân cư” không phụ thuộc theo huyết thống, có quan hệ gắn bó với nhau trong lao động sản xuất, sinh hoạt văn hoá tinh thần, trong giao tiếp xã hội, tâm lý tư tưởng và ứng xử cộng đồng.
– Các hộ dân sinh sống ở “khu dân cư” ngoài chịu sự tác động, chi phối của chủ trương, chính sách, pháp luật chung của Đảng, Nhà nước, còn chịu sự tác động, chi phối của bộ máy chính quyền địa phương, của “Hệ thống chính trị khu dân cư” cùng các phong tục, tập quán nơi bản thân mình cư trú, sinh sống.
1.2 Nguồn gốc và lưu lượng nước thải khu dân cư
Nước thải khu dân cư bao gồm nước thải sinh hoạt của người dân và nước mưa.
- Nước thải sinh hoạt là là nước được thải ra từ quá trình sinh hoạt của người dân, bao gồm: tắm giặt, vệ sinh, tẩy rửa, nấu ăn…Chúng được thải ra từ các hộ dân nằm trong khu dân cư đó.
- Nước mưa: bản thân nước mưa không gây ô nhiễm nhưng mái nhà và sân bãi được trải nhựa sẽ làm mất khả năng thấm nước, nước mưa sẽ cuốn theo các chất thải và đất cát xuống hệ thống thoát nước sẽ gây tắc nghẽn hệ thống thoát nước ảnh hưởng đến môi trường.
Lưu lượng nước thải phụ thuộc vào dân số của khu dân cư, theo quy định thoát nước trung bình là 140l/người.ngày đêm, lớn nhất là 168l/người.ngày đêm.
1.3 Thành phần và đặc tính nước thải khu dân cư
Nước thải khu dân cư chủ yếu là nước thải sinh hoạt chứa nhiều chất hữu cơ dễ phân hủy sinh học ngoài ra còn chứa các thành phần vô cơ, vi sinh vật và vi trùng gây bệnh.
Các hợp chất hữu cơ có trong nước thải bao gồm các hợp chất như protein (chiếm 40%-50%); cacbon hydrat (40% – 50%)
2. Quy trình công nghệ xử lý nước thải khu dân cư
2.1 Thuyết minh quy trình công nghệ xử lý nước thải khu dân cư
- Nước thải đầu vào theo hệ thống thu gom được dẫn qua về hố thu có kích thước sâu, trong hố thu bố trí bơm để bơm nước thải sang bể điều hòa, bể điều hòa được xáo trộn liên tục nhờ máy thổi khí có tác dụng điều hòa tính chất và lưu lượng nước thải trong quá trình sản xuất.
- Nước thải tiếp tục được dẫn vào bể thiếu khí Anoxic. Bể Anoxic kết hợp Oxic có thể xử lý tổng hợp: khử BOD, khử NH4+ và khử NO3- thành N2. Với việc kết hợp bể bùn hoạt tính xử lý và quá trình xử lý thiếu khí và hiếu khí sẽ tận dụng được lượng cacbon khi khử BOD, do đó không phải cấp thêm lượng cacbon khi cần khử NO3-, tiết kiệm được một phần hai lượng oxy khi nitrat hóa khử ion NH4+ do tận dụng được lượng oxy từ quá trình khử ion NO3-. Nước thải trong bể Oxic được tuần hoàn liên tục lại bể Anoxic để thực hiện quá trình khử ion NO3- có trong nước thải.
- Bể Oxic: Vi sinh trong bể Oxic sẽ được thêm vào định kỳ từ bùn tuần hoàn tại bể lắng. Các vi sinh vật này sẽ phân hủy các chất hữu cơ thành sản phẩm cuối cùng là khí cacbonic và H2O làm giảm nồng độ bẩn trong nước thải. Trong bể Oxic còn có thêm vật liệu tiếp xúc nhằm tăng cơ hội tiếp xúc giữa vi sinh vật với nước thải, đồng thời là môi trường để vi sinh vật phát triển và dính bám.
- Sau khi xử lý sinh học, nước thải tràn qua bể lắng để lắng bùn. Tại đây nước di chuyển trong ống trung tâm xuống đáy bể sau đó di chuyển từ dưới lên trên chảy vào máng thu nước để tràn sang bể khử trùng. Phần bùn lắng xuống đáy bể một phần được tuần hoàn lại bể sinh học thiếu khí và hiếu khí để duy trì nồng độ bùn, phần bùn thải sẽ được bơm vào bể chứa bùn.
- Trong bể khử trùng Javen: Nước Javen sẽ được bơm vào nước thải bằng bơm định lượng. Nhờ tác dụng của chất oxy hóa mạnh, các vi sinh vật nguy hiểm trong nước thải sẽ bị tiêu diệt, đảm bảo đạt tiêu chuẩn về mặt vi sinh.
- Cuối cùng nước thải được bơm vào bồn lọc áp lực giúp loại bỏ hàm lượng cặn còn sót lại mà quá trình lắng chưa làm được, đảm bảo độ trong trước khi đưa vào nguồn tiếp nhận
- Nước thải sau xử lý đảm bảo quy chuẩn QCVN 14:2008/BTNMT sẽ xả ra nguồn tiếp nhận.
- Quá trình lọc áp lực sẽ tạo ra cặn trong bồn lọc, sau một thời gian làm việc bồn lọc áp lực được rửa lọc nhằm tách phần cặn ra khỏi bề mặt vật liệu lọc, nước rửa lọc sẽ được dẫn về hố thu.
- Bùn dư của bể lắng sinh học và các bùn rắn từ các quá trình lược rác được dẫn về bể chứa bùn. Quá trình ổn định bùn kỵ khí diễn ra trong khoảng thời gian dài sẽ giúp cho bùn ổn định, dễ lắng và mất mùi hôi. Sau một thời gian, bùn được đưa vào máy ép bùn giúp giảm thể tích bùn, bùn ướt thành bùn khô và được đưa đi chôn lấp.
2.2 Ưu điểm công nghệ xử lý nước thải khu dân cư
- Chi phí vận hành thấp
- Dễ vận hành
- Hiệu quả xử lý BOD,COD,N,P cao
- Nước thải đảm bảo chất lượng nước thải đầu ra
- Phù hợp với điều kiện khí hậu Việt Nam
Ngoài phương án xử lý nước thải khu dân cư đã nêu trên chúng tôi còn có thể đưa ra những phương án hiệu quả phù hợp với yêu cầu khách hàng.
Nếu quý khách hàng có nhu cầu thiết kế, thi công, sửa chữa hệ thống xử lý nước thải khu dân cư, vui lòng liên hệ công ty chúng tôi.
Quý doanh nghiệp hãy liên hệ tới Công ty TNHH Công nghệ Môi trường Hòa Bình Xanh, Công ty chúng tôi với đội ngũ thạc sỹ, kỹ sư giàu kinh nghiệm đã đầu tư nghiên cứu, đánh giá kỹ lưỡng các công nghệ xử lý và tìm các phương pháp xử lý chất lượng tốt nhất, chi phí hợp lý và thời gian nhanh nhất.
- Với phương châm: “Uy tín, chất lượng là hàng đầu” Hòa Bình Xanh mang đến cho quý khách hàng sản phẩm và dịch vụ tốt nhất, đáp ứng nhu cầu cần thiết của quý khách hàng.
- Quý khách hàng có công trình, dự án cần tư vấn, hãy gọi ngay qua hotline 0943.466.579 để nhận được sự hỗ trợ nhanh nhất và tận tình nhất.