PHƯƠNG PHÁP KHỬ TRÙNG TRONG XỬ LÝ NƯỚC THẢI

PHƯƠNG PHÁP KHỬ TRÙNG TRONG XỬ LÝ NƯỚC THẢI

Trong việc xử lý nước thải thì khâu sử dụng phương pháp khử trùng có thể xem là khâu không thể thiếu của hệ thống bởi sau khi xử lý thì hầu như các loại vi sinh vật còn ở lại, đối với xử lý sinh học thì còn chứa khoảng 105 – 106 vi khuẩn/ml. Hầu hết các loại vi khuẩn có trong nước thải không phải là vi trùng gây bệnh nhưng không loại trừ khả năng có vi khuẩn gây bệnh. Vì vậy trước khi xả ra môi trường chúng ta cần sử dụng phương pháp khử trùng.

Theo tiêu chuẩn của Việt Nam về chỉ tiêu an toàn nước thải thì Coliform : < 5000 MPN/100ml (loại A); < 10000 MPN/100ml (loại B).

Hiện nay có nhiều phương pháp khử trùng có hiệu quả:

Phương pháp khử trùng bằng các chất oxi hoá mạnh: Cl2, các hợp chất Clo, O3, KMnO4. Khi cho Clo vào trong H2O, chất diệt trùng sẽ khuyếch tán qua lớp vỏ tế bào sinh vật → gây phản ứng với men tế bào → làm phá hoại các quá trình trao đổi chất của tế bào vi sinh vật.

Khả năng diệt trùng (phương pháp khử trùng) của Clo phụ thuộc vào hàm lượng HOCl có trong H2O. Nồng độ HOCl phụ thuộc vào lượng ion H+ trong nước hay phụ thuộc vào pH của nước. Khi:
– pH = 6 thì HOCl chiếm 99,5% còn OCl- chiếm 0.5%
– pH = 7 thì HOCl chiếm 79% còn OCl- chiếm 21%
– pH = 8 thì HOCl chiếm 25% còn OCl- chiếm 75%
Tức là pH càng cao hiệu quả khử trùng càng giảm. Tác dụng khử trùng của HOCl cao hơn nhiều OCl- .

Khi cho Clo vào trong nước ngoài việc diệt vi sinh vật, nó còn khử các chất hoà tan và NH3, khi trong nước có phenol, khử trùng bằng Clo → Clo phenol có mùi rất khó chịu. Nên khử bằng NH3 trước khi khử trùng.

Khử trùng bằng Clo lỏng: Khi dùng Clo lỏng để khử trùng, tại nhà máy phải lắp đạt thiết bị chuyên dùng để đưa Clo vào nước gọi là Cloratơ. Đây là thiết bị có chức năng pha chế và định lượng Clo hơi và nước.

 

Khử trùng bằng Clo

                                                                             Khử trùng bằng Clo

 

Dùng Ozone để khử trùng:

Ozone là một chất khí có màu tím ít hòa tan trong nước và rất độc hại đối với con người. Nhưng ở trong nước, ozone phân hủy rất nhanh thành oxi phân tử và nguyên tử. Ozone có tính hoạt hóa mạnh hơn Clo, nên diệt trùng mạnh hơn.

Ozone được sản xuất bằng cách cho Oxy hoặc không khí đi qua thiết bị phóng lửa điện. Để cung cấp đủ lượng ozon cho trạm xử lý nước ta dùng máy phát tia lửa điện và cho không khí chảy qua. Ozon sản xuất ra dể bị phân hủy thành Oxy do đó phải lắp thiết bị làm lạnh ở máy sản xuất Ozon.

Ưu điểm của Ozone:
Không có mùi

Làm giảm nhu cầu oxi của nước, giảm chất hữu cơ,..
Khử màu, phenol, xianua, tăng DO

Không có sản phẩm phụ gây độc hại
Tăng vận tốc lắng của hạt lơ lửng
Nhược điểm:
Vốn đầu tư cao

Tiêu tốn năng lượng
Khả năng triệt trùng của Ozon
Độ hòa tan của Ozon gấp 13 lần của oxy. Khi vừa cho vào trong nước khả năng triệt trùng là rất ít, khi Ozon đã hòa tan đủ liều lượng, ứng với hàm lượng đủ oxy hoá hữu cơ và vi khuẩn trong nước, lúc đó tác dụng khử trùng mạnh nhanh gấp 3100 lần so với Clo, thời gian tiệt trùng xảy ra trong khoảng 3 – 8 giây.

→ Liều lượng cần thiết cho nước ngầm là 0.75 – 1mg/l; 1.0 – 3.0 mg/l nước mặt; sau bể lắng 2 trong xử lý nước thải từ 5 – 15mg. 

Khử trùng bằng các tia vật lý: tia cực tím UV

Phương pháp khử trùng tia cự tím UV là tia bức xạ điện từ có bước sóng khoảng 4 – 400nm (có độ dài bước sóng 254nm). Dùng tia cực tím để tiệt trùng không làm thay đổi tính chất hóa học và lý học của nước.
Tia cực tím tác dụng làm thay đổi DNA của tế bào vi khuẩn, khả năng diệt khuẩn cao nhất.

Trong các nhà máy xử lý nước thải, dùng đèn thuỷ ngân áp lực thấp để phát tia cực tím, loại đèn này phát ra tia cự tím có bước sóng 253,7nm, bóng đèn đặt trong hộp thủy tinh không hấp phụ tia cực tím, ngăn cách đèn và nước.

Đèn được lắp thành bộ trong hộp đựng có vách ngăn phân phối để khi nước chảy qua hộp, được trộn đều để cho số lượng vi khuẩn đi qua đèn trong thời gian tiếp xúc ở hộp là cao nhất. Lớp nước đi qua đèn có độ dày khoảng 6mm, năng lượng tiêu thụ từ 6000 –13000mocrowat/s, độ bền 3000 giờ đến 8000 giờ.
→Tuy nhiên khi sử dụng phương pháp này thì chi phí rất cao.

Khử trùng bằng siêu âm:

Phương pháp khử trùng dùng dòng siêu âm với cường độ tác dụng lớn sẽ có thể tiêu diệt toàn bộ vi sinh vật trong nước:

Khử trùng bằng siêu âm

                                                                                 Khử trùng bằng siêu âm

• Phương pháp khử trùng bằng phương pháp nhiệt:

Phương pháp cổ truyền, đun sôi nước ở 100 độ C.

• Phương pháp khử trùng bằng các ion kim loại nặng (ion bạc):

Phương pháp khử trùng bằng ion bạc có thể tiêu diệt phần lớn vi trùng. Với 2 – 10g/l ion là có thể tác dụng.
Trước khi quyết định phương pháp xử lý, phụ thuộc vào:

  • Các yếu tố ảnh hưởng đến phương pháp khử trùng:

Thời gian tiếp xúc của nước thải với chất khử trùng;

Các yếu tố như pH, nhiệt độ, tốc độ dòng chảy của nước thải;

Chủng loại và nồng độ chất khử trùng được sử dụng;

Nồng độ các chất gây cản trở

Còn phải đánh giá và kiểm tra nước thải để xác định mức độ ô nhiễm và các yếu tố cần được loại bỏ, từ đó sẽ lựa chọn phương pháp và loại chất khử trùng thích hợp.

Về yêu cầu, tính chất nước thải, cũng như hiệu quả và chi phí: Mỗi loại nước thải sẽ có yêu cầu và tính chất khác nhau và mỗi phương pháp cũng có mức chi phí lợi ích khác nhau.

Bên trên là sơ lượt các đặc điểm lợi ích của việc sử dụng phương pháp khử trùng trong xử lý nước thải, Công ty TNHH Công nghệ Môi trường Hoà Bình Xanh chúng tôi đã tìm hiểu đề gợi ý cho quý khách tham khảo và tìm ra công nghệ tốt nhất cho nhu cầu của quý khách. Nếu quý khách cần tư vấn thêm về công nghệ, lắp đặt, bảo trì, gia công và cung cấp thiết bị hãy liên hệ công ty qua số hotline: 0943.466.579 để được hộ trợ nhanh.

Với phương châm:”Uy tín, chất lượng là hàng đầu” Hoà Bình Xanh cam kết sẽ mang đến cho quý khách hàng sản phẩm và dịch vụ tốt nhất, đáp ứng nhu cầu cần thiết của quý khách.

 

Công ty TNHH Công nghệ Môi trường Hòa Bình Xanh

Rate this post

Tags: , , , ,

Tin tức khác

PHƯƠNG PHÁP ĐIỆN HÓA TRONG XỬ LÝ NƯỚC THẢI

PHƯƠNG PHÁP ĐIỆN HÓA TRONG XỬ LÝ NƯỚC THẢI Bên cạnh các phương pháp xử lý nước thải bằng các phương pháp như hấp thụ, hấp phụ, sinh học,… thì xử lý nước thải bằng phương pháp điện hóa là phương pháp hiện đại nhưng mang lại nhiều lợi ích với chi phí vận hành đơn giản […]

TÌM HIỂU VỀ 2 LOẠI HỒ SINH HỌC

TÌM HIỂU VỀ 2 LOẠI HỒ SINH HỌC Bên cạnh các phương pháp xử lý nước thải như hóa học hay cơ học thì xử lý nước thải bằng phương pháp sinh học là phương pháp cổ điển nhưng mang lại nhiều lợi ích với chi phí vận hành mang lại hiệu quả xử lý […]