XỬ LÝ NƯỚC THẢI BẰNG PHƯƠNG PHÁP TUYỂN NỔI

XỬ LÝ NƯỚC THẢI BẰNG PHƯƠNG PHÁP TUYỂN NỔI

Bể tuyển nổi DAF (Disolved Air Flotation) là thiết bị loại bỏ cặn lơ lửng trong nước thải trước khi nước được đưa vào bể xử lý tinh (lọc tinh – lọc UF). Phương pháp tuyển nổi thường được áp dụng để loại bỏ các tạp chất rắn không tan hoặc tan trong chất lỏng nền với tỉ trọng nhẹ hơn. Nếu tỉ trọng khác biệt đủ lớn để phân tách, ta gọi là tuyển nổi tự nhiên.

Ưu điểm của phương pháp tuyển nổi so với phương pháp lắng là có thể khử hoàn toàn các hạt nhỏ nhẹ, lắng chậm trong thời gian ngắn. Khi các hạt đã nổi lên bề mặt, chúng có thể được thu gom bằng bộ phận vớt bọt.

Sơ đồ công nghệ tuyển nổi

                                                                                      Sơ đồ công nghệ tuyển nổi 

Thuyết minh công nghệ của phương pháp tuyển nổi 

Nước thải đầu vào bể tuyển nổi DAF từ nguồn nước thải được cung cấp từ hệ thống keo tụ tạo bông. Một phần nước đã được xử lý từ bể DAF được đưa vào hệ thống ống Hòa Tan Khí (khí áp), trong đó có khí nén được cung cấp. Quá trình này dẫn đến tăng áp suất trong nước và tạo ra bọt khí.

Nước bão hòa khí được giải phóng áp suất ra phía trước bể tuyển nổi và thông qua van giảm áp suất tương tự như vào bể tuyển nổi. Điều này dẫn đến phát sinh bọt khí nhỏ (30‐40 micron, trong một số trường hợp có thể tạo ra bọt khí cỡ 0,1 đến 0,001 Micromet).

Những bọt khí này bám vào các chất lơ lửng, khiến chúng nổi lên bề mặt và hình thành một lớp bọt, sau đó được loại bỏ bằng một cần gạt. Nước không có bọt được xả ra khỏi bể tuyển nổi thông qua bộ phận thoát nước sạch của hệ thống DAF. Thiết kế của bể tuyển nổi sử dụng lamella để tăng diện tích lắng giọt và cải thiện hiệu suất tách chất.

Phân loại bể tuyển nổi

1/ Phương pháp tuyển nổi phân tán không khí bằng thiết bị cơ học

Các trạm tuyển nổi vói phân tán không khí bằng thiết bị cơ học (tuabin hướng trục) được sử dụng rộng rãi trong lĩnh vực khai khoáng cũng như trong lĩnh vực xử lý nước thải. Các thiết bị kiểu này cho phép tạo bọt khí khá nhỏ.
2/ Phương pháp tuyển nổi phân tán không khí bằng máy bơm khí nén (qua các vòi phun, qua các tấm xốp)

– Tuyển nổi phân tán không khí qua các vòi phun:

Thường được sử dụng để xử lý nước thải chứa các tạp chất tan dễ ăn mòn vật liệu chế tạo các thiết bị cơ giới (bơm, tuabin) với các chi tiết chuyển động.

– Tuyển nổi phân tán không khí qua tấm xốp, chụp xốp:

Tuyển nổi không khí qua tấm xốp, chụp hút có ưu điểm so với các biện pháp tuyển nổi khác, cấu tạo các ngăn tuyển nổi giống như cấu tạo của aeroten, ít tốn điện năng, không cần thiết bị cơ giới phức tạp, rất có lợi khi xử lý nước thải có tính xâm thực cao.

Khuyết điểm của phương pháp tuyển nổi này là: các lỗ của các tấm xốp, chụp xốp chống bị tắt làm tăng tổn thất áp lực, khó chọn vật liệu xốp đáp ứng yêu cầu về kích thướt các bọt khí.

3/ Phương pháp tuyển nổi với tách không khí từ nước

Biện pháp này được sử dụng rộng rãi với nước thải chứa chất bẩn kích thướt nhỏ vì nó cho phép tạo bọt khí rất nhỏ. Thực chất của biện pháp này là tạo ra một dung dịch (nước thải) bão hoà không khí. Sau đó không khí tự tách ra khỏi dung dịch ở dạng các bọt khí cực nhỏ. Khí các bọt khí này nổi lên bề mặt sẽ kéo theo các chất bẩn.

Phương pháp tuyển nổi với tách không khí từ nước phân biệt thành: tuyển nổi chân không, tuyển nổi không áp, tuyển nồi có áp hoặc bơm hỗn hợp khí – nước.

4/ Phương pháp tuyển nổi điện, tuyển nổi sinh học và hoá học

Tuyển nổi điện

Khi dòng điện một chiều đi qua nước thải, ở một trong các điện cực (cathode) sẽ sinh ra khí hydro. Do đó, nước thải trở nên bão hòa bởi các bọt khí và khi nổi lên, kéo theo các chất bẩn không tan hình thành lớp váng bọt trên bề mặt. Ngoài ra, nếu nước thải chứa các chất bẩn điện phân, dòng điện sẽ thay đổi thành phần hóa học và tính chất của nước thông qua các quá trình điện phân, phân cực, điện di và oxy hóa khử.

Tuyển nổi điện hoá

                                                                                Tuyển nổi điện hoá

Cường độ của các quá trình trong phương pháp tuyển nổi phụ thuộc vào các yếu tố:
· Thành phần hoá học nước thải
· Vật liệu các điện cực (tan hoặc không tan)
· Các thông số của dòng điện : điện thế, cường độ, điện trở suất.

Tuyển nổi sinh học và hoá học

Dùng để cô đặc từ bể lắng đợt 1. Cặn từ bể lắng đợt 1 được tập trung vào một bể đặc biệt vào được đun nóng tới nhiệt độ 35 – 55oC trong vài ngày. Do sinh vật phát triển làm lên men chất bẩn tạo bọt khí nổi lên, kéo theo cặn cùng nổi lên bề mặt, sau đó gạt vớt lớp bọt. Kết quả cặn giảm được độ ẩm tới 80 %. 

Tuyển nổi hoá học

                                                                                       Tuyển nổi hoá học

Các thông số thiết kế bể tuyển nổi (phương pháp tuyển nổi):

Thời gian lưu nước tại bể tuyển nổi: 20 – 60 phút.

Tỉ số A/S (air/sludge): 0,02 – 0,45.

Thời gian lưu nước tại bồn khí tan: 0,5 – 3 phút.

Tải trọng bề mặt: 2 – 350 m3/m2/ngày.

Áp lực khí nén: 3,5 – 7 atm.

Lưu lượng khí tiêu thụ: 15 – 50 l/m3.

Cấu tạo bể tuyển nổi:

Bể chứa làm từ thép không gỉ

Hệ thống phân phối khí và bơm

Hệ thống kiểm soát chất lượng đa cấp

Hệ thống ống phân phối khí tích hợp

Cảm biến giám sát áp suất và lưu lượng

Thiết bị giám sát mức độ bùn

Thiết bị giám sát TSS (chỉ số chất lơ lửng rắn)

Bảng điều khiển để cài đặt và điều chỉnh hệ thống

Ưu điểm của phương pháp tuyển nổi

Đạt hiệu quả loại bỏ chất rắn lơ lửng lên đến 90-95%.

Tiết kiệm thời gian và dung tích bể so với các công trình khác.

Loại bỏ thành công các hạt cặn hữu cơ khó lắng.

Tối ưu hóa hiệu quả bằng cách kết hợp tuyển nổi và sử dụng hóa chất.

Thu gom bùn cặn có độ ẩm thấp và có khả năng tái sử dụng.

Nhược điểm phương pháp tuyển nổi

Đầu tư và bảo dưỡng thiết bị đắt đỏ;

Yêu cầu kỹ thuật cao trong quá trình vận hành;

Cấu trúc phức tạp, khó khăn trong việc điều chỉnh áp suất.

Ứng dụng của phương pháp tuyển nổi: 

Phương pháp tuyển nổi ứng dụng trong các hệ thống xử lý nước thải của các nhà máy trong các ngành công nghiệp như hóa dầu, cơ khí, giấy và các ngành sản xuất khác thường áp dụng quá trình tuyển nổi bọt, tương tự như tuyển hòa tan, đặc biệt là trong ngành chế biến khoáng sản.

Trong một số trường hợp, khi nguy cơ cháy nổ từ không khí có thể xảy ra, phương pháp tuyển nổi hòa tan không sử dụng không khí mà thay vào đó sử dụng các loại khí khác như khí nitơ để tạo ra các bong bóng.

Bể tuyển nổi ở một số hệ thống sẽ được lắp đặt ở đầu hệ thống, ngay sau khi tiền xử lý để loại bỏ chất béo và dầu mỡ. Cũng có thể lắp đặt đầu quá trình sinh học để giảm tải ô nhiễm, hoặc cuối cùng để nhằm mục đích làm trong được áp dụng khá phổ biến.

Bên trên là sơ lược các đặc điểm của phương pháp tuyển nổi trong xử lý nước thải, Công ty TNHH Công nghệ môi trường Hoà Bình Xanh chúng tôi đã tìm hiểu đề gợi ý cho quý khách tham khảo và tìm ra công nghệ tốt nhất cho nhu cầu của quý khách. Nếu quý khách cần tư vấn thêm về các công nghệ quy trình lắp đặt hãy liên hệ Công ty qua số hotline: 0943.466.579 để được hỗ trợ nhanh.

Với phương châm:”Uy tín, chất lượng là hàng đầu” Hoà Bình Xanh cam kết sẽ mang đến cho quý khách hàng sản phẩm và dịch vụ tốt nhất, đáp ứng nhu cầu cần thiết của quý khách.

Công ty TNHH Công nghệ Môi trường Hòa Bình Xanh

 

Rate this post

Tags: , , , , ,

Tin tức khác

PHƯƠNG PHÁP ĐIỆN HÓA TRONG XỬ LÝ NƯỚC THẢI

PHƯƠNG PHÁP ĐIỆN HÓA TRONG XỬ LÝ NƯỚC THẢI Bên cạnh các phương pháp xử lý nước thải bằng các phương pháp như hấp thụ, hấp phụ, sinh học,… thì xử lý nước thải bằng phương pháp điện hóa là phương pháp hiện đại nhưng mang lại nhiều lợi ích với chi phí vận hành đơn giản […]

TÌM HIỂU VỀ 2 LOẠI HỒ SINH HỌC

TÌM HIỂU VỀ 2 LOẠI HỒ SINH HỌC Bên cạnh các phương pháp xử lý nước thải như hóa học hay cơ học thì xử lý nước thải bằng phương pháp sinh học là phương pháp cổ điển nhưng mang lại nhiều lợi ích với chi phí vận hành mang lại hiệu quả xử lý […]