Lắp đặt hệ thống xử lý khí thải độc hại
Khí thải nếu không xử lý trước khi đưa ra ngoài môi trường sẽ gây ảnh hưởng nghiêm trọng đến sức khỏe con người. Áp dụng các kỹ thuật xử lý khí thải công nghiệp, nhà máy, xí nghiệp, cơ sở sản xuất cần sử dụng công nghệ, phương pháp hiện đại, tiên tiến với khả năng loại bỏ thành phần độc hại cao.
Dưới đây là những kỹ thuật được dùng rộng rãi nhất đối với các nguồn khí thải độc hại có nguy cơ gây ô nhiễm cao.
Khí thải độc hại
– Khí thải độc hại là các khí thải được sinh ra từ các hoạt động công nghiệp, thương nghiệp và nông nghiệp có thể nguy hại cho sức khỏe con người.
– Chúng có thể dễ dàng tích tụ trong không gian làm việc khi quá trình sản xuất có sử dụng khí độc.
– Với mỗi loại khí độc sẽ tác động lên cơ thể con người khác nhau. Tuy nhiên thì chúng đều dẫn đến những nguy cơ, hiểm họa cho con người. Nếu như tiếp xúc và hít phải khí độc lượng nhiều, trong thời gian dài thì đều dẫn đến rối loạn hệ hô hấp, thậm chí là tử vong.
Một số khí thải độc hại
Các khí thải độc hại thường gặp nhất trong công việc không gian hạn chế.
– Hydrogen Sulfide: có chất khí có mùi trứng thối.
– Carbon Monoxide: là loại khí không màu, không mùi được tạo ra khi nhiên liệu gốc Carbon (như gỗ hoặc than bị đốt cháy).
– Dung môi: Các dung môi như dầu hỏa, chất tẩy sơn và các chất tẩy dầu mỡ.
– Amoniac: Dạng khí hóa lỏng, không cháy, mùi khai, có tính ăn mòn cao.
Theo QCVN 03:2019/BYT, giá trị giới hạn tiếp xúc của các yếu tố hóa học tại nơi làm việc như sau:
IARC (International Agency for Research on Cancer): Cơ quan quốc tế nghiên cứu về ung thư. Theo độc tính gây ung thư, IARC chia các hóa chất theo 5 nhóm sau:
– Nhóm 1: Chất (hoặc hỗn hợp) chắc chắn gây ung thư cho người.
– Nhóm 2A: Chất (hoặc hỗn hợp) có nguy cơ cao gây ung thư cho người.
– Nhóm 2B: Chất (hoặc hỗn hợp) có thể gây ung thư cho người.
– Nhóm 3: Chất (hoặc hỗn hợp) không xếp loại vào tác nhân có thể gây ung thư cho người.
– Nhóm 4: Chất (hoặc hỗn hợp) không gây ung thư cho người.
Bảng: Giá trị giới hạn tiếp xúc tối đa cho phép các yếu tố hóa học tại nơi làm việc.
Ảnh hưởng của một số loại khí độc
– Hydrogen sulfide là loại khí thải độc hại (độc tính của nó ngang với HCN và cao hơn chất khí CO từ 5 – 6 lần), với 1 hàm lượng nhỏ trong không khí cũng có thể gây thở gấp, ngộ độc và ngừng thở cho người và động vật. H2S với nồng độ cao thì có thể gây tê liệt hệ hô hấp và nạn nhân dễ bị chết ngạt.
– Tiếp xúc với nồng độ NH3 cao trong không khí thì có thể gây bỏng niêm mạc mũi, ảnh hưởng cổ họng và đường hô hấp, suy hô hấp. Tiếp xúc trực tiếp thì có thể gây bỏng rất nặng gây mù vĩnh viễn, gây ra bệnh phổi, hoặc tử vong. Nuốt phải NH3 sẽ gây bỏng ở miệng, dạ dày và cổ họng.
– CO là khí thải từ động cơ xe máy, ô tô hoặc được tạo ra từ việc đốt cháy các nguyên liệu hóa thạch như than, dầu và một số chất hữu cơ khác. Bình thường, khí CO sẽ không gây ra tác động tức thì tới sức khỏe. Nhưng khí này gây ô nhiễm môi trường trong thời gian dài sẽ ảnh hưởng tới hệ hô hấp của con người. Trong nồng độ CO khoảng 250 ppm, người hít phải sẽ bị tử vong.
Hệ thống xử lý khí thải độc hại
Chỉ một vài ví dụ trên, chúng ta thấy được mức độ nguy hiểm của các khí thải độc hại. Để đảm bảo sức khỏe của con người, đặc biệt là nơi làm việc cần có các hệ thống xử lý khí thải độc hại kịp thời tránh các rủi ro đáng tiếc xảy ra.
Công ty Hòa Bình Xanh xin giới thiệu đến quý khách hàng các kỹ thuật xử lý khí thải độc hại hiệu quả:
– Kỹ thuật xử lý khí thải độc hại bằng tháp hấp thụ.
– Kỹ thuật xử lý khí thải độc hại bằng tháp hấp phụ.
– Kỹ thuật xử lý khí thải độc hại bằng phương pháp ướt.
1. Kỹ thuật xử lý khí thải độc hại bằng tháp hấp thụ.
– Là phương pháp xử lý khí thải , giảm bụi, loại bỏ khí độc trong khí thải công nghiệp. Những tháp này có cấu trúc giống nhau với phần lõi bên trong gồm màng lọc, giàn phun sương, tấm tách nước, vách ngăn.
– Mỗi hệ thống sẽ được thiết kế phù hợp với đặc trưng từng nguồn thải. Hiệu suất lọc bụi lên đến 99% hạt có kích thước nhỏ, giảm 40 – 60 % nhiệt độ khí thải.
– Dung dịch dàn phun thường dùng như NaOH, KOH, K2CO3, Na2CO3, CaCO3, Ca(OH)2,… Người ta thường chọn màng lọc vật lí hoặc than hoạt tính.
– Nguyên liệu cấu tạo của tháp gồm thép CT3, nhựa hoặc inox 304 chống ăn mòn dễ thay thế và lắp đặt.
Nguyên lí hoạt động
+ Trong tháp hấp thụ dòng khí sẽ được đưa vào thiết bị ở phía dưới còn dòng dung dịch hấp thụ sẽ được phân bố theo chiều từ trên xuống. Dung dịch này được bơm ly tâm vận chuyển từ bể chứa dung dịch hấp thụ, sau đó được hệ thống tạo thành những giọt lỏng kích thước nhỏ, phun đều vào thiết bị.
+ Tháp hấp thụ có cấu tạo hai tầng, mỗi tầng đảm nhiệm một vai trò trong toàn bộ quá trình xử lý khí thải độc hại.
+ Tầng dưới của thiết bị xử lý, dung dịch hấp thụ được béc phun phân phối đều trong toàn bộ thể tích tháp. Dòng khí thải đi từ dưới lên tiếp xúc với nước thải, tại đây toàn bộ lượng bụi và các chất ô nhiễm trong khí thải được giữ lại.
+ Tại tầng trên của tháp bố trí lớp đệm hấp thụ có tác dụng tăng sự tiếp xúc giữa khí thải và dung dịch hấp thụ. Trên vật liệu đệm hấp thụ, dung dịch hấp thụ tạo thành các màng nước là nơi tiếp xúc với dòng khí thải, các chất ô nhiễm trong khí thải được hấp thụ triệt để vào đây.
Hệ thống xử lý khí thải độc hại bằng phương pháp hấp thụ chia làm 2 loại:
* Xử lý khí thải độc hại có nhiệt độ cao:
Các khí này thành phần chính là COx, SOx, NOx, Flo… khi tác dụng với nước trong dung dịch hấp thụ sẽ sinh ra các axit có tính chất ăn mòn cao.
Đối với từng loại khí thì có độ ăn mòn với từng loại vật liệu riêng biệt. Khi thiết kế và lựa chọn vật liệu cần quan tâm một vài điểm sau:
· Khí thải từ lò nấu đồng và lò nấu nhôm sau khi hấp thụ có khả năng ăn mòn cả Inox. Do đó trong tháp xử lý tốt nhất nên bọc thêm lớp gạch chịu axit
· Khí thải của các lò đốt khác có thể chế tạo bằng Thép CT3 sau đó bọc gạch chịu nhiệt, chịu axit
· Vật liệu đệm sử dụng trong tháp xử lý khí thải độc hại thường chọn là loại đệm sứ
· Ngoài ra trong hệ thống xử lý khí thải lò nấu có nhiệt độ cao, điều kiện tiên quyết phải có hệ thống trung hòa pH và hệ thống tháp làm mát dung dịch tuần hoàn. Để hỗ trợ xử lý và giúp việc hấp thụ diễn ra hiệu quả và an toàn nhất
* Xử lý khí thải độc hại có nhiệt độ thấp (khí nguội)
Khí thải có nhiệt độ thấp sinh từ các nguồn như: bể axit, bể tẩy rửa kim loại, bể mạ, khí thải của các quá trình đốt cháy nhưng không có lửa hoặc sinh nhiệt thấp như khí thải của quá trình cắt bao bì, khí thải trong quá trình đúc chảy hạt nhựa…
Với đặc trưng khí thải độc hại thì vật liệu tối ưu làm thân thiết bị là vật liệu nhựa PP hoặc Composite. Vật liệu đệm hấp phụ tối ưu nhất nên chọn là Pall Rin. tiết kiệm chi phí lại hiệu quả.
2. Kỹ thuật xử lý khí thải độc hại bằng tháp hấp phụ.
– Khí độc bị hấp phụ bởi các vật liệu chứa các lỗ li ti có khả năng giữ lại bụi, khí độc mà không cần các phản ứng hóa học.
– Người ta thường dùng than hoạt tính, kaolin hoạt hóa, geolit, silicagen,… để loại bỏ mùi, hơi dung môi với hiệu suất 90 – 98 %.
Nguyên lý hoạt động
– Các dòng khí thải gây mùi được tác động lực hút của quạt ly tâm và dẫn vào buồng lọc khí. Tại đây không khí sẽ được đi qua các khay lọc chúa than hoạt tính để loại bỏ các tạp chất gây mùi. Bố trí lắp đặt các khay than hoạt tính sao cho chúng có thể lọc được tất cả các dòng khí nằm trên tiết diện của buồng lọc. Ngay cả những vi khuẩn gây hại vô tình bay trong luồng không khí cũng bị than hoạt tính giữ chặt lại.
– Sau khoảng thời gian nhất định, các vật liệu than hoạt tính sẽ bảo hòa và không thể hấp phụ được nữa. Đến lúc đó cần phải thay mới lớp than hoạt tính (thường là định kỳ) để đảm bảo quá trình xử lý khí thải luôn đạt chuẩn.
Tại sao lại chọn phương pháp hấp phụ bằng than hoạt tính để xử lý mùi khí thải độc hại.
- Hệ thống xử lý mùi khí thải bằng bằng than hoạt tính được úng dụng phổ biến trong các ngành công nghiệp.
- Phương pháp hấp phụ bằng than hoạt tính kết hợp được cả trong quá trình xử lý khí thải độc hại và xử lý mùi hiệu suất cao. Đặc biệt đối với một số chất dễ bay hơi như SOx, NOx, CO… Xử lý được với lưu lượng khí thải lớn.
- Vận hành đơn giản dễ bảo quản sữa chữa, chi phí thay thế vật liệu hấp phụ thấp.
- Do cấu trúc của vật liệu hấp phụ có cấu trúc xốp, tạo nhiều lỗ hổng không đồng đều và phức tạp. Vì thế hấp phụ tốt các hợp chất dạng khí và dạng lỏng.
3. Kỹ thuật xử lý khí thải độc hại bằng phương pháp ướt
Cấu tạo của thiết bị gồm hệ thống lọc bụi, buồng phun, đồ lọc bụi, ống venturi, cyclone ướt và tháp rửa khí.
Nguyên lý hoạt động:
– Cho luồng khí thải độc hại tiếp xúc trực tiếp với chất lỏng. Người ta thường dùng nước để lọc hạt bụi siêu nhỏ mịn khoảng 3 micromet. Phần bụi sẽ được giữ lại và tách ra khỏi dòng khí thải dưới dạng bùn đen.
– Hiệu quả xử lý khoảng 90%
– Phương pháp ướt được sử dụng để xử lý khí thải lò đốt, lò đúc, khí thải công nghiệp, luyện kim, sơn tĩnh điện,…
CÔNG TY MÔI TRƯỜNG HÒA BÌNH XANH
Công ty TNHH Công nghệ Môi trường Hòa Bình Xanh được thành lập với sứ mệnh “Vì một môi trường phát triển bền vững” hoạt động kinh doanh chủ yếu trong lĩnh vực môi trường.
Với đội ngũ cán bộ có năng lực trình độ đại học và sau đại học, dày dặn kinh nghiệm, đặt chất lượng dịch vụ lên hàng đầu, luôn đáp ứng yêu cầu của khách hàng.
Là đối tác tin cậy của các tổ chức, doanh nghiệp, cá nhân trong nước và ngoài nước.
Ngoài các giải pháp xử lý khí thải độc hại, Hòa bình xanh còn có các giải pháp xử lý khí thải, nước thải (nhà hàng, chế biến thủy sản, khách sạn,…)
Hãy liên hệ ngay với chúng tôi qua website: hoabinhxanh.vn hoặc hotline: 0943 466 579.