THIẾT KẾ THI CÔNG HỆ THỐNG XỬ LÝ NƯỚC THẢI SẢN XUẤT NƯỚC MẮM

THIẾT KẾ THI CÔNG HỆ THỐNG XỬ LÝ NƯỚC THẢI SẢN XUẤT NƯỚC MẮM

1. Tổng quan về ngành sản xuất nước mắm

Nước mắm là món ăn quen thuộc của người dân Việt Nam, hầu hết bữa ăn của người Việt đều sẽ có sự hiện diện của chén nước mắm. Có thể nói đây là nét văn hóa đặc trưng của người Việt. Tuy nhiên, ít ai biết rằng nước mắm có xuất hiện đầu tiên ở phương Tây. Cụ thể là vào thời La Mã cổ đại.

Là một đế chế hùng mạnh với đường bờ biển dài, từ thế kỉ thứ 1 trước CN, La Mã đã phát triển  ngành hàng hải. Để dự trữ khối lượng cá đánh bắt được, ngư dân đã nghĩ ra cách xếp cá thành lớp xen kẻ với muối cho đến khi lên men và trở thành món ăn có mùi vị hấp dẫn.

Lan sang nhiều quốc gia, nước mắm biến đổi để thâm nhập và trở thành một phần văn hóa ẩm thực của đất nước bản địa. Ở phương Tây, nước Ý có món colatura di alici. Ở phương Đông, nước mắm ở Thái Lan với tên gọi “nam-pla”, ở Trung Quốc tên là “yu lu”, ở là Indonesia “kecap Ikan”, ở Phillipines là “patis”…

Tuy nhiên, sự sụp đổ của đế chế La Mã vào thế kỷ V làm cho nước mắm cổ đại cũng dần biến mất. Theo nghiên cứu của các nhà khoa học, khi nhà nước La Mã suy tàn, muối bỗng trở nên khan hiếm và đắt đỏ do nhà nước đặt mức thuế rất cao cho muối. Điều này làm ngành sản xuất nước mắm lâm vào khó khăn, đình trệ sau cùng phá sản.

Một trong những hệ quả khác từ sự sụp đổ của đế chế Lã Mã mà dẫn đến nghề sản xuất mắm biến mất là nạn cướp biển. Vì không có sự bảo vệ của nhà nước, các thành phố, lang mạc ven biển bị bọn cướp biển hung hăng phá hoại gần như hoàn toàn, ngành chế biến thủy hải sản huy hoàng một thời cũng vì thế mà biến mất.

Tuy nhiên, điều này không có nghĩa nước mắm Việt Nam du nhập từ phương Tây. Thực tế nước mắm Việt Nam có giai đoạn hình thành và phát triển riêng. Từ khoảng thế kỷ 14 – 15, khi cá được đánh bắt, con người đã tìm nhiều cách để cất giữ dùng dần:  Trời nắng thì phơi khô, trời mưa thì dùng muối để ướp, dần dần chuyển về dưới dạng “chượp” – hỗn hợp cá được trộn với muối theo một tỉ lệ phù hợp nhất định –là một quá trình khá dài và rồi hình thành nước mắm.

Nước mắm được coi là một loại thực phẩm có giá trị bởi có nhiều chất bổ dưỡng cũng như các chất khác rất cần thiết cho cơ thể con người.

Sơ đồ công nghệ sản xuất nước mắm

 

Quy trình sản xuất nước mắm truyền thống

Quy trình sản xuất nước mắm truyền thống

Quy trình sản xuất nước mắm cải tiến

Quy trình sản xuất nước mắm cải tiến

2. Thành phần nước thải sản xuất nước mắm

 

Thành phần nước thải sản xuất nước mắm

Thành phần nước thải sản xuất nước mắm

3. Công nghệ xử lý nước thải sản xuất nước mắm

Công ty Hòa Bình Xanh xin đề nghi quy trình công nghệ xử lý nước thải sản xuất nước mắm như sau:

 

Công nghệ xử lý nước thải sản xuất nước mắm

Công nghệ xử lý nước thải sản xuất nước mắm

3.1 Diễn giải quy trình công nghệ xử lý nước thải sản xuất nước mắm:

  • Nước thải đầu vào trong quá trình xử lý nước thải sản xuất nước mắm theo hệ thống thu gom được dẫn qua song chắn rác để chắn rác có kích thước lớn nhằm tránh gây tắc nghẽn đường ống và bơm trong quá trình vận hành, sau đó chảy về hố thu.
  • Hố thu thường có chiều sâu để thu gom nước thải, trong hố thu bố trí bơm để bơm nước thải sang bể điều hòa, bể điều hòa được xáo trộn liên tục nhờ máy thổi khí có tác dụng điều hòa tính chất và lưu lượng nước thải trong quá trình sản xuất.
  • Nước thải tiếp tục được dẫn vào bể kỵ khí UASB, quá trình phân hủy kỵ khí trong bể UASB diễn ra theo phản ứng sau:

Chất hữu cơ + Vi sinh vật kỵ khí  => CO2 + CH4 + H2S + Sinh khối mới + …

  • Quá trình phân hủy trải qua 4 giai đoạn:
    • GĐ 1: Thuỷ phân, cắt mạch các hợp chất cao phân tử.
    • GĐ 2: Axit hoá. Giai đoạn này, các chất hữu cơ đơn giản lại bị chuyển hoá thành axit acetic, H2 và CO2. Các axit hữu cơ dễ bay hơi chủ yếu là axit acetic, axit lactic và axit propionic. Ngoài ra, CO2 và H2O, các ancol đơn giản khác cũng được hình thành trong quá trình cắt mạch hydratcacbon. Vi sinh vật phân giải metan chỉ có thể phân huỷ một số loại cơ chất nhất định như CO2+ H2, format,acetat, metylic, CO. Sự hình thành các axit có thể làm pH giảm.
    • GĐ 3: Acetate hoá. Vi khuẩn acetic chuyển hóa các sản phẩm của giai đoạn axit hóa thành acetate, H2, CO2 và sinh khối mới.
    • GĐ 4: Methane hoá. Đây là giai đoạn cuối cùng của quá trình phân hủy kỵ khí. Acid axetic,CO2, H2, HCHO và methanol chuyển hóa thành methane, CO2 và sinh khối mới. Đây là giai đoạn mà COD giảm, trong các giai đoạn trước hầu như COD không giảm
  • Sau khi qua bể UASB nước thải được dẫn sang bể thiếu khí Anoxic. Bể Anoxic kết hợp Oxic có thể xử lý tổng hợp: khử BOD, khử NH4+ và khử NO3- thành N2. Với việc kết hợp bể bùn hoạt tính xử lý và quá trình xử lý thiếu khí, hiếu khí sẽ tận dụng được lượng cacbon khi khử BOD, do đó không phải cấp thêm lượng cacbon khi cần khử NO3-, tiết kiệm được một phần hai lượng oxy khi nitrat hóa khử NH4+ do tận dụng được lượng oxy từ quá trình khử NO3-. Nước thải trong bể Oxic được tuần hoàn liên tục lại bể Anoxic để thực hiện quá trình khử NO3- có trong nước thải.
  • BểOxic: Vi sinh trong bể Oxic sẽ được thêm vào định kỳ từ bùn tuần hoàn tại bể lắng. Các vi sinh vật này sẽ phân hủy các chất hữu cơ thành sản phẩm cuối cùng là khí cacbonic và H2O làm giảm nồng độ bẩn trong nước thải. Trong bể Oxic còn có thêm vật liệu tiếp xúc nhằm tăng cơ hội tiếp xúc giữa vi sinh vật với nước thải, đồng thời là môi trường để vi sinh vật phát triển và dính bám.
  • Sau khi xử lý sinh học, nước thải tràn qua bể lắng để lắng bùn. Tại đây nước di chuyển trong ống trung tâm xuống đáy bể sau đó di chuyển từ dưới lên trên chảy vào máng thu nước để tràn sang bể khử trùng. Phần bùn lắng xuống đáy bể một phần được tuần hoàn lại bể sinh học thiếu khí và hiếu khí để duy trì nồng độ bùn, phần bùn thải sẽ được bơm vào bể chứa bùn.
  • Trong bể khử trùng Javen: Nước Javen sẽ được bơm vào nước thải bằng bơm định lượng. Nhờ tác dụng của chất oxy hóa mạnh, các vi sinh vật nguy hiểm trong nước thải sẽ bị tiêu diệt, đảm bảo đạt tiêu chuẩn về mặt vi sinh.
  • Cuối cùng nước thải được bơm vào bồn lọc áp lực giúp loại bỏ hàm lượng cặn còn sót lại mà quá trình lắng chưa làm được, đảm bảo độ trong trước khi đưa vào nguồn tiếp nhận
  • Nước thải sau xử lý đảm bảo quy chuẩn QCVN 40:2011/BTNMT sẽ xả ra nguồn tiếp nhận. Quá trình lọc áp lực sẽ tạo ra cặn trong bồn lọc, sau một thời gian làm việc bồn lọc áp lực được rửa lọc nhằm tách phần cặn ra khỏi bề mặt vật liệu lọc, nước rửa lọc sẽ được dẫn về hố thu.
  • Bùn dư của bể lắng sinh học và các bùn rắn từ các quá trình lược rác được dẫn về bể chứa bùn. Quá trình ổn định bùn kỵ khí diễn ra trong khoảng thời gian dài sẽ giúp cho bùn ổn định, dễ lắng và mất mùi hôi. Sau một thời gian, bùn được đưa vào máy ép bùn giúp giảm thể tích bùn, bùn ướt thành bùn khô và được đưa đi chôn lấp.

3.2 Công nghệ xử lý nước thải sản xuất nước mắm có các ưu điểm:

  • Hệ thống xử lý nước thải sản xuất nước mắm có hiệu suất xử lý các chỉ tiêu BOD, COD, Nitơ cao
  • Đảm bảo chất lượng nước thải đầu ra
  • Chi phí vận hành thấp chủ yếu bằng phương pháp sinh học, dễ vận hành (có thể đào tạo những người chưa có chuyên môn về xử lý nước thải vận hành hệ thống)
  • Giảm thiểu tối đa thể tích bùn thải, dễ dàng vận chuyển và bảo quản có thể sử dụng bùn để làm phân vi sinh bón cho cây trồng
  • Ngoài ra Hệ thống xử lý nước thải sản xuất nước mắm có thể tái sử dụng nước thải sau xử lý cho mục đích tưới cây, tưới đường …

Bạn đang muốn tìm một nhà thầu chuyên nghiệp và uy tín? Bạn đang muốn tìm hiểu, thiết kế hệ thống? Đừng lo lắng, hãy nhấc máy liên hệ ngay với chúng tôi. Công ty Hòa Bình Xanh sẽ giúp bạn tận tình với những dịch vụ chuyên nghiệp nhất.

Quý doanh nghiệp hãy liên hệ tới Công ty TNHH Công nghệ Môi trường Hòa Bình Xanh, Công ty chúng tôi với đội ngũ thạc sỹ, kỹ sư giàu kinh nghiệm đã đầu tư nghiên cứu, đánh giá kỹ lưỡng các công nghệ xử lý và tìm các phương pháp xử lý chất lượng tốt nhất, chi phí hợp lý và thời gian nhanh nhất.

  • Với phương châm: “Uy tín, chất lượng là hàng đầu” Hòa Bình Xanh mang đến cho quý khách hàng sản phẩm và dịch vụ tốt nhất, đáp ứng nhu cầu cần thiết của quý khách hàng.
  • Quý khách hàng có công trình, dự án cần tư vấn, hãy gọi ngay qua hotline 0943.466.579 để nhận được sự hỗ trợ nhanh nhất và tận tình nhất.
Liên hệ công ty Hòa Bình Xanh

Liên hệ công ty Hòa Bình Xanh

5/5 - (10 bình chọn)

Tags: , , ,

Tin tức khác

PHƯƠNG PHÁP ĐIỆN HÓA TRONG XỬ LÝ NƯỚC THẢI

PHƯƠNG PHÁP ĐIỆN HÓA TRONG XỬ LÝ NƯỚC THẢI Bên cạnh các phương pháp xử lý nước thải bằng các phương pháp như hấp thụ, hấp phụ, sinh học,… thì xử lý nước thải bằng phương pháp điện hóa là phương pháp hiện đại nhưng mang lại nhiều lợi ích với chi phí vận hành đơn giản […]

TÌM HIỂU VỀ 2 LOẠI HỒ SINH HỌC

TÌM HIỂU VỀ 2 LOẠI HỒ SINH HỌC Bên cạnh các phương pháp xử lý nước thải như hóa học hay cơ học thì xử lý nước thải bằng phương pháp sinh học là phương pháp cổ điển nhưng mang lại nhiều lợi ích với chi phí vận hành mang lại hiệu quả xử lý […]