QUY TRÌNH XỬ LÝ NƯỚC THẢI CHẾ BIẾN CAO SU
Ngành công nghiệp cao su đóng một vai trò quan trọng trong cơ cấu ngành nông nghiệp của Việt Nam tốc độ tăng trưởng ngày càng cao đóng góp về mặt kinh tế, ngành cao su còn đối diện với thách thức xử lý nước thải do quá trình sản xuất, ảnh hưởng đến sự bền vững của phát triển ngành này. Nên việc xử lý nước thải chế biến cao su trở thành một thách thức quan trọng đòi hỏi sự chú trọng và đầu tư nghiêm túc từ doanh nghiệp.
Khái niệm và thành phần của nước thải chế bến cao su:
Nước thải cao su xuất phát từ nhiều nguồn khác nhau, bắt nguồn từ các giai đoạn quá trình sản xuất và chế biến.
Cao su : 35 – 40%
Protein : 2%
Quebrachilol : 1%
Xà phòng, acid beo : 1%
Chất vô cơ : 0,5%
Nước : 50 – 60%
Công thức hoá học của latex : Phân tử cơ bản của cao su là isoprene polymer (cis-1,4-polyisoprene [C5H8]n) có khối lượng phân tử 105 -107. Nó được tổng hợp từ cây bằng một quá trình phức tạp của carbohydrate. Cấu trúc hoá học của cao su tự nhiên (cis-1,4-polyisoprene):
CH2C = CHCH2 – CH2C = CHCH2 = CH2C = CHCH2CH3CH3CH3
* Dây chuyền sản xuất mủ ly tâm :
Dây chuyền sản xuất chế biến cao su này không thực hiện quy trình đánh đông cho nên hoàn toàn không sử dụng acid mà chỉ sử dụng amoniac, lượng amoniac đưa vào khá lớn khoảng 20kgNH3/tấn DRC nguyên liệu. Do đó đặc điểm chính của loại nước thải này là :
– Độ pH khá cao, pH 9-11
– Nồng độ BOD, COD, N rất cao.
Dây chuyền chế biến mủ nước :
Đặc điểm của quy trình công nghệ chế biến cao su này là sử dụng từ mủ nước vườn cây có bổ sung amoniac làm chất chống đông. Sau đó, đưa về nhà máy dùng acid để đánh đông, do đó, ngoài tính chất chung là nồng độ BOD, COD và SS rất cao, nước thải từ dây chuyền này còn có độ pH thấp và nồng độ N cao.
Quy định xử lý nước thải chế biến cao su
Quy trình xử lý nước thải chế biến cao su đề xuất
- Song chắn rác: Nước thải từ qui trình công nghệ chế biến cao su được dẫn qua để loại bỏ tạp chất thô có kích thước lớn.
- Bể lắng cá: nước thải được dẫn qua bể, nước thải được dẫn qua tại đây những hạt cát có kích thước lớn hơn 0,25 mm sẽ được giữ lại để tránh ảnh hưởng đến hệ thống bơm ở các công trình phía sau.
- Bể điều hoà: nước thải qua bể để điều hoà lưu lượng, tránh hiện tượng qua tải cục bộ các công trình phía sau.
- Bể tuyển nổi: Nước thải chế biến cao su từ bể điều hoà được bơm vào để loại bỏ chất thải rắn lơ lửng có trọng lượng riêng nhỏ hơn của nước, trên bể có hệ thống thu gom bọt và các khối cao su đem tái chế. Nước thải được hòa trộn NaOH và chất dinh dưỡng để tạo môi trường thuận lợi cho công trình xử lý sinh học phía sau.
- Bể UASB: Nước thải tiếp tục đưa sang đây, pH thuận lợi cho hoạt động của bể UASB là 6,7 – 7,5. Tại bể UASB, các vi sinh vật ở dạng kỵ khí sẽ phân hủy các chất hữu cơ có trong nước thải, hiệu suất xử lý của bể UASB tính theo COD, BOD đạt 60-80%thành các chất vô cơ ở dạng đơn giản và khí Biogas (CO2, H2S, CH4, NH3…).
- Bể Aeroten: tại đây xử lý triệt để các hợp chất hữu cơ. Tại bể Aeroten diễn ra quá trình sinh học hiếu khí được duy trì từ máy thổi khí. Tại đây các vi sinh vật ở dạng hiếu khí (bùn hoạt tính) sẽ phân hủy các chất hữu cơ còn lại trong nước thải thành các chất vô cơ dạng đơn giản như: CO2, H2O …
- Các điều kiện ảnh hưởng: Quá trình phân hủy của các vi sinh vật phụ thuộc vào các điều kiện sau: pH, nhiệt độ, các chất dinh dưỡng, nồng độ bùn và tính chất đồng nhất của nước thải. Do đócần phải theo dõi các thông số này trong bể Aeroten. Hiệu quả xử lí COD trong bể đạt từ 90-95%.
- Bể lắng sau bể Aeroten: tại đây diễn ra quá trình phân tách giữa nước và bùn hoạt tính. Bùn hoạt tính lắng xuống đáy. Nước thải được đưa đến hồ sinh vật trước khi được xả ra nguồn tiếp nhận.
- Bùn hoạt tính ở đáy bể lắng một phần được bơm tuần hoàn về bể Aeroten nhằm duy trì hàm lượng vi sinh vật trong bể. Bùn dư được bơm vào bể nén bùn trọng lực để làm giảm thể tích. Sau đó được bơm đến ngăn khuấy trộn của máy lọc ép băng tải để khuấy trộn cùng polyme, rồi đi qua hệ thống băng tải ép bùn. Bùn thải ra có dạng bánh đem đi chôn lấp hoặc sử dụng làm phân bón.
Ưu điểm quy trình xử lý nước thải chế biến cao su:
- Thời gian khởi động ngắn, việc kiếm bùn hoạt tính để khởi động dễ dàng và sẵn có.
- Hiệu quả xử lý sinh học cao.
- Có thể tận dụng được lượng cao su thất thoát, tận dụng được lượng khí CH4 làm năng lượng.
Nhược điểm quy trình xử lý nước thải chế biến cao su:
- Chi phí vận hành lớn.
- Diện tích xây dựng lớn.
- Vận hành đòi hỏi kỹ thuật cao.
Dịch vụ xử lý khí thải mới nhất tại – Công ty TNHH Công nghệ môi trường Hòa Bình Xanh
Bạn đang muốn lựa chọn công nghệ xử lý nước thải? Bạn đang muốn tìm kiếm một nhà thầu chuyên nghiệp và uy tín để xây dựng hệ thống xử lý nước thải chế biến cao su Đừng lo ngại, Hòa Bình Xanh – chuyên lắp đặt hệ thống xử lý nước thải nói chung và công nghệ chế biến cao su nói riêng sẽ giúp bạn tận tình với những dịch vụ chuyên nghiệp.
Công ty TNHH Công nghệ môi trường Hòa Bình Xanh chúng tôi luôn tự hào vì có đội ngũ chuyên gia, kỹ sư giàu kinh nghiệm đã góp phần tạo sự tin tưởng và an tâm cho khách hàng. Mục tiêu của chúng tôi là mang đến cho khách hàng một trải nghiệm dịch vụ xuất sắc với mức đầu tư phù hợp nhất.
Qúy doanh nghiệp có nhu cầu hợp tác công ty để xử lý khí thải hoặc quan tâm đến các hạng mục khác, hãy liên hệ với chúng tôi qua HOTLINE: 0943.466.579