THIẾT KẾ HỆ THỐNG XỬ LÝ NƯỚC THẢI CHẾ BIẾN THỦY SẢN

THIẾT KẾ HỆ THỐNG XỬ LÝ NƯỚC THẢI CHẾ BIẾN THỦY SẢN

1. Tổng quan về ngành chế biến thủy sản

Quy trình chế biến thủy sản đông lạnh

Quy trình chế biến thủy sản đông lạnh

Quy trình chế biến thủy sản đông lạnh

2. Thành phần nước thải chế biến thủy sản

Với công số lượng nhà máy chế biến thủy sản như hiện nay, trung bình một nhà máy thải ra 300 m3 nước thải mỗi ngày. Nguồn gây ô nhiễm chính trong nước thải gồm dạng hòa tan chiếm 30% – 40%, dạng không hòa tan chiếm 60% – 70%.

Mức độ ô nhiễm của nước thải phụ thuộc vào nhiều yếu tố nhưng quan trọng nhất là phương pháp chế biến và loại thủy sản được chế biến, ngoài ra quy trình hoạt động quản lý của nhà máy cũng góp phần làm biến đổi thành phần nước thải.

Nước thải thủy sản gồm có ba nguồn thải khác nhau: nước thải sản xuất, nước thải vệ sinh công nghiệp và nước thải sinh hoạt. Cả 3 loại trên gần như có tính chất gần giống nhau. Trong đó nước nước thải sản xuất là nguồn nước thải có nồng độ ô nhiễm cao nhất.

Thành phần nước thải chế biến thủy sản

Thành phần nước thải chế biến thủy sản

Ảnh hưởng của nước thải thủy sản đến môi trường

Nước thải thủy sản nếu không được xử lý mà thải ra môi trường thì các chất thải có trong nước thải sẽ làm suy giảm nguồn oxy nơi nguồn tiếp nhận. Sự tiêu hao oxy do BOD là 1.000-1.800g/m3; do Nitơ là 2.400 – 3.200g/m3; phospho là 828 – 1.380 g/m3 (do N, P gây hiện tượng phú dưỡng trong nước, cứ 1g N tương ứng 2g BOD và 1 g P tương ứng 138 g BOD). Như vây, cứ trung bình một lít nước thải hao tốn 4.228 – 6.380 g oxy.

Trong điều kiện bình thường 1 m3 nước thải chứa 6-8g oxy. Như vậy với nồng độ như trên một mét khối nước thải sẽ gây hại cho khoảng 750 mét khối nước tại nguồn tiếp nhận (chưa kể đến các chất thải rắn không tan trong nước).

3. Công nghệ xử lý nước thải chế biến thủy sản

Công ty Hòa Bình Xanh xin đề nghị quy trình công nghệ xử lý nước thải chế biến thủy sản như sau:

Công nghệ xử lý nước thải chế biến thủy sản

Công nghệ xử lý nước thải chế biến thủy sản

3.1 Thuyết minh quy trình công nghệ xử lý nước thải chế biến thủy sản:

Nước thải đầu vào trong quá trình xử lý nước thải sản xuất dược phẩm theo hệ thống thu gom được dẫn qua song chắn rác để chắn rác có kích thước lớn nhằm tránh gây tắc nghẽn đường ống và bơm trong quá trình vận hành.

Bể điều hòa có hệ thống sục khí liên tục 24/24, giúp tránh cặn lắng, phát sinh mùi hôi và có tác dụng điều hòa lưu lượng và nồng độ nước thải

Sau đó nước thải được bơm lên bể tuyển nổi, có tác dụng tách hàm lượng dầu mỡ và các chất nổi trên mặt ra khỏi nước thải, dầu mỡ sẽ được dẫn sang bể chứa dầu mỡ.

Nước thải tiếp tục được dẫn vào bể kỵ khí UASB, quá trình phân hủy kỵ khí trong bể UASB diễn ra theo phản ứng sau:

Chất hữu cơ + Vi sinh vật kỵ khí  => CO2 + CH4 + H2S + Sinh khối mới + …

Quá trình phân hủy trải qua 4 giai đoạn:

  • GĐ 1: Thuỷ phân, cắt mạch các hợp chất cao phân tử.
  • GĐ 2: Axit hoá. Giai đoạn này, các chất hữu cơ đơn giản lại bị chuyển hoá thành axit acetic, H2 và CO2. Các axit hữu cơ dễ bay hơi chủ yếu là axit acetic, axit lactic và axit propionic. Ngoài ra, CO2 và H2O, các ancol đơn giản khác cũng được hình thành trong quá trình cắt mạch hydratcacbon. Vi sinh vật phân giải metan chỉ có thể phân huỷ một số loại cơ chất nhất định như CO2+ H2, format,acetat, metylic, CO. Sự hình thành các axit có thể làm pH giảm.
  • GĐ 3: Acetate hoá. Vi khuẩn acetic chuyển hóa các sản phẩm của giai đoạn axit hóa thành acetate, H2, CO2 và sinh khối mới.
  • GĐ 4: Methane hoá. Đây là giai đoạn cuối cùng của quá trình phân hủy kỵ khí. Acid axetic,CO2, H2, HCHO và methanol chuyển hóa thành methane, CO2 và sinh khối mới. Đây là giai đoạn mà COD giảm, trong các giai đoạn trước hầu như COD không giảm

Sau khi qua bể UASB nước thải được dẫn sang bể thiếu khí Anoxic. Bể Anoxic kết hợp Aerotank có thể xử lý tổng hợp: khử BOD, khử NH4+ và khử NO3- thành N2. Với việc kết hợp bể bùn hoạt tính xử lý và quá trình xử lý thiếu khí, hiếu khí sẽ tận dụng được lượng cacbon khi khử BOD, do đó không phải cấp thêm lượng cacbon khi cần khử NO3-, tiết kiệm được một phần hai lượng oxy khi nitrat hóa khử NH4+ do tận dụng được lượng oxy từ quá trình khử NO3-.

Nước thải trong bể Aerotank được tuần hoàn liên tục lại bể Anoxic để thực hiện quá trình khử NO3- có trong nước thải.

Bể Aerotank: Vi sinh trong bể Aerotank sẽ được thêm vào định kỳ từ bùn tuần hoàn tại bể lắng. Các vi sinh vật này sẽ phân hủy các chất hữu cơ thành sản phẩm cuối cùng là CO2 và H2O làm giảm nồng độ bẩn trong nước thải. Trong bể Aerotank còn có thêm vật liệu tiếp xúc nhằm tăng cơ hội tiếp xúc giữa vi sinh vật với nước thải, đồng thời là môi trường để vi sinh vật phát triển và dính bám.

Sau khi xử lý sinh học, nước thải tràn qua bể lắng để lắng bùn. Tại đây nước di chuyển trong ống trung tâm xuống đáy bể sau đó di chuyển từ dưới lên trên chảy vào máng thu nước để tràn sang bể khử trùng. Phần bùn lắng xuống đáy bể một phần được tuần hoàn lại bể sinh học thiếu khí và hiếu khí để duy trì nồng độ bùn, phần bùn thải sẽ được bơm vào bể chứa bùn.

Trong bể khử trùng Javen: Nước Javen sẽ được bơm vào nước thải bằng bơm định lượng. Nhờ tác dụng của chất oxy hóa mạnh, các vi sinh vật nguy hiểm trong nước thải sẽ bị tiêu diệt, đảm bảo đạt tiêu chuẩn về mặt vi sinh.

Cuối cùng nước thải được bơm vào bồn lọc áp lực giúp loại bỏ hàm lượng cặn còn sót lại mà quá trình lắng sinh học chưa làm được, đảm bảo độ trong trước khi đưa vào nguồn tiếp nhận

Nước thải sau xử lý đảm bảo quy chuẩn QCVN 40:2011/BTNMT sẽ xả ra nguồn tiếp nhận. Quá trình lọc áp lực sẽ tạo ra cặn trong lớp vật liệu lọc, sau một thời gian làm việc bồn lọc áp lực cần tiến hành rửa ngược nhằm tách phần cặn ra khỏi bề mặt vật liệu lọc, nước rửa lọc sẽ được dẫn về hố thu.

Bùn dư của bể lắng sinh học và các bùn rắn từ các quá trình lược rác và tách dầu mỡ sẽ được dẫn về bể chứa bùn. Quá trình ổn định bùn kỵ khí diễn ra trong một thời gian dài sẽ giúp cho bùn ổn định, dễ lắng và mất mùi hôi. Sau một thời gian, bùn được đưa vào máy ép bùn giúp giảm thể tích bùn, bùn ướt thành bùn khô và được đưa đi chôn lấp.

3.2 Công nghệ xử lý nước thải chế biến thủy sản có các ưu điểm:

  • Chi phí vận hành thấp
  • Dễ vận hành
  • Hiệu quả xử lý BOD,COD,N,P cao
  • Nước thải đảm bảo chất lượng nước thải đầu ra
  • Phù hợp với điều kiện khí hậu Việt Nam

Nếu quý khách hàng có nhu cầu thiết kế, thi công, sửa chữa hệ thống xử lý nước thải chế biến thủy sản, vui lòng liên hệ công ty chúng tôi.

Bạn đang muốn tìm một nhà thầu chuyên nghiệp và uy tín? Bạn đang muốn tìm hiểu, thiết kế hệ thống? Đừng lo lắng, hãy nhấc máy liên hệ ngay với chúng tôi. Công ty Hòa Bình Xanh sẽ giúp bạn tận tình với những dịch vụ chuyên nghiệp nhất.

Quý doanh nghiệp hãy liên hệ tới Công ty TNHH Công nghệ Môi trường Hòa Bình Xanh, Công ty chúng tôi với đội ngũ thạc sỹ, kỹ sư giàu kinh nghiệm đã đầu tư nghiên cứu, đánh giá kỹ lưỡng các công nghệ xử lý và tìm các phương pháp xử lý chất lượng tốt nhất, chi phí hợp lý và thời gian nhanh nhất.

  • Với phương châm: “Uy tín, chất lượng là hàng đầu” Hòa Bình Xanh mang đến cho quý khách hàng sản phẩm và dịch vụ tốt nhất, đáp ứng nhu cầu cần thiết của quý khách hàng.
  • Quý khách hàng có công trình, dự án cần tư vấn, hãy gọi ngay qua hotline 0943.466.579 để nhận được sự hỗ trợ nhanh nhất và tận tình nhất.
Liên hệ công ty Hòa Bình Xanh

Liên hệ công ty Hòa Bình Xanh

5/5 - (10 bình chọn)

Tags: , ,

Tin tức khác

PHƯƠNG PHÁP ĐIỆN HÓA TRONG XỬ LÝ NƯỚC THẢI

PHƯƠNG PHÁP ĐIỆN HÓA TRONG XỬ LÝ NƯỚC THẢI Bên cạnh các phương pháp xử lý nước thải bằng các phương pháp như hấp thụ, hấp phụ, sinh học,… thì xử lý nước thải bằng phương pháp điện hóa là phương pháp hiện đại nhưng mang lại nhiều lợi ích với chi phí vận hành đơn giản […]

TÌM HIỂU VỀ 2 LOẠI HỒ SINH HỌC

TÌM HIỂU VỀ 2 LOẠI HỒ SINH HỌC Bên cạnh các phương pháp xử lý nước thải như hóa học hay cơ học thì xử lý nước thải bằng phương pháp sinh học là phương pháp cổ điển nhưng mang lại nhiều lợi ích với chi phí vận hành mang lại hiệu quả xử lý […]