PHƯƠNG PHÁP TRUNG HOÀ CHO NƯỚC THẢI SINH HOẠT

PHƯƠNG PHÁP TRUNG HOÀ CHO NƯỚC THẢI SINH HOẠT

Nước thải từ các nghành công nghiệp khác nhau sẽ có tính chất và đặc điểm khác nhau có nghành nước thải sẽ chứa axit rất cao hoặc kiềm, có ngành thì chứa nhiểu hợp chất hữu cơ khác nhau mà muốn xử lý chúng thì việc trung hoà là không thể bỏ qua, nếu trong qúa trình xử lý có cả phương pháp sinh học thì việc áp dụng phương pháp trung hoà ở đây để nước thải còn pH 6.6 – 76.6 thì sẽ đem lại hiệu quả rất cao.

Nước thải sau khi trung hòa có thể cho lắng ở các hồ lắng tập trung và nếu điều kiện thuận lợi, các hồ này có thể tích có thể trữ được cặn lắng trong khoảng 10-15 năm. Thể tích cặn lắng phụ thuộc vào nồng độ acid, ion kim loại nặng trong nước thải, vào dạng và liều lượng hóa chất, vào mức độ lắng trong,…(Ví dụ: khi trung hòa nước thải bằng vôi sữa chế biến từ vôi thị trường chứa 50% CaO hoạt tính sẽ tạo nhiều cặn nhất).

Sơ đồ phương pháp trung hoà nước thải

Sơ đồ phương pháp trung hoà nước thải

Các phương pháp trung hoà sử dụng:

Trung hoà bằng trộn nước thải chứa axit và nước thải chứa kiềm

Phương pháp trung hoà này được áp dụng khi nước thải của xí nghiệp có tính axit, trong khi xí nghiệp lân cận có nước thải có tính kiềm, hoặc khi trong cùng một nhà máy, hai loại nước thải có tính chất đối lập nhau, ví dụ như trong quá trình xi mạ, nước thải giữa giai đoạn tẩy rửa và giai đoạn đánh bóng có các tính chất khác nhau.

Trung hoà nước thải xi mạ

Trung hoà nước thải xi mạ

Trung hoà bằng cách cho thêm hoá chất vào nứơc thải:

Nước thải có tính acid

Tùy theo thành phần và nồng độ axit trong nước thải, ta lựa chọn các chất trung hòa phù hợp. Nước thải có thể bao gồm các loại axit như sau: axit yếu (như H2CO3, CH3COOH) và axit mạnh (như HCl, HNO3, H2SO4).

Các chất hóa học thường được sử dụng trong phương pháp trung hòa loại nước thải này bao gồm: NaOH, KOH, Na2CO3, NH4OH, CaCO3, MgCO3, dolomit (CaCO3.MgCO3). Chất phổ biến nhất và có giá thành thấp nhất là Ca(OH)2 5-10%, cùng với Xô đa và NaOH dưới dạng công nghiệp.

Cần chú ý khi trung hòa nước thải chứa H2SO4, sử dụng vôi sữa sẽ tạo thành CaSO4.H2O (thạch cao) gây tắc nghẽn đường ống. Để khắc phục, có thể rửa ống bằng nước sạch với áp lực cao, sử dụng hóa chất làm mềm (như hexametaphotphat) và tăng tốc độ dòng nước trung hòa.

Nước thải có tính kiềm:

Sử dụng các loại acid khác nhau để trung hòa. Có thể sử dụng các khí thải mang tính acid sục vào nước thải để trung hòa:

trung hoà nước thải bằng hoá chất

trung hoà nước thải bằng hoá chất

Trung hòa kim loại nặng:

Phương pháp trung hoà diễn ra cần phải thêm vào một số hóa chất cần thiết để lắng kim loại nặng như:

Tác nhân trung hoà ion kim loại

Tác nhân trung hoà ion kim loại

Trung hoà nước thải chứa axit bằng cách lọc qua lớp vật liệu lọc trung hoà.

Để xử lý nước thải có chứa HCl, HNO3, H2SO4 với nồng độ dưới 5g/l và không chứa muối kim loại nặng, phương pháp trung hoà được áp dụng như sau: đưa nước thải qua các bể lọc chứa các vật liệu như đá vôi, magiezit, đá hoa cương, đôlômit, xỉ, tro với kích thước hạt từ 3 đến 8cm.

Tốc độ qua bể lọc không vượt quá 5m3/h, và thời gian tiếp xúc không quá 10 phút. Nước thải có thể được xử lý trong bể lọc có hoạt động ngang hoặc đứng. Để đảm bảo hiệu quả và độ bền, thiết bị ống dẫn và vật liệu trung hòa cần được chế tạo từ các vật liệu chịu axit.
Chiều cao lớp vật liệu lọc:
– Nước thải chứa HCl, HNO3: 1 – 1.5m.
– Nước thải chứa H2SO4: 1.5 – 2m

Trung hòa nước thải mang tính kiềm bằng khí thải có tính acid:

Đây là một phương pháp kinh tế để trung hòa nước thải có chứa kiềm, bởi vì khí từ ống khói sau khi đốt cháy thường chứa khoảng 14% CO2, giúp tăng hiệu suất loại bỏ khí thải độc hại từ cấu tử.

Trong khí của lò hơi, nồng độ CO2 dao động từ 7% đến 14% theo thể tích, và SO2 có từ 0.04% đến 0.2% theo thể tích. Quá trình trung hòa diễn ra thông qua các phản ứng sau đây:

SO2 + H2O à H2SO3
H2SO3 + 2NaOH à Na2SO3 + 2 H2O
H2SO3 + Na2SO3 à 2NaHSO3
Quá trình trung hòa xảy ra giữa khí CO2 có nhiều chất trong khí khói và nước thải theohai giai đoạn:
CO2 + H2O + 2NaOH à Na2SO3 + 2 H2O (pH ~ 11)
Na2SO3 + CO2 + H2O à 2NaHSO3 (pH ~ 8)
Ưu điểm của phương pháp trung hoà bằng CO2 so với HCl và H2SO4: Chi phí thấp, các cacbonat được hình thành có nhiều lợi hơn so với sunfat và clorua, ít bị ăn mòn và độc hại nhỏ, giảm CO2
→ giảm hiệu ứng nhà kính.

Lưu ý lựa chọn phươn pháp trung hoà phù hợp:

Việc lựa phương pháp trung hoà hòa phụ thuộc vào lượng nước thải, chế độ xả thải, nồng độ, hóa chất có ở địa phương. Đối với nước thải sản xuất, việc trung hòa bằng hóa chất khá khó khăn vì thành phần và lưu lượng nước thải trong các trạm trung hòa dao động rất lớn trong ngày đêm.

Bên trên là sơ lượt các đặc điểm lợi ích của việc sử dụng phương pháp trung hoà trong xử lý nước thải, Công ty TNHH Công nghệ Môi trường Hoà Bình Xanh chúng tôi đã tìm hiểu đề gợi ý cho quý khách tham khảo và tìm ra công nghệ tốt nhất cho nhu cầu của quý khách. Nếu quý khách cần tư vấn thêm về công nghệ, lắp đặt, bảo trì, gia công và cung cấp thiết bị hãy liên hệ công ty qua số hotline: 0943.466.579 để được hộ trợ nhanh.

Với phương châm: ”Uy tín, chất lượng là hàng đầu” Hoà Bình Xanh cam kết sẽ mang đến cho quý khách hàng sản phẩm và dịch vụ tốt nhất, đáp ứng nhu cầu cần thiết của quý khách.

Công ty TNHH Công nghệ Môi trường Hòa Bình Xanh

 

 

Rate this post

Tags: , , , , ,

Tin tức khác

PHƯƠNG PHÁP ĐIỆN HÓA TRONG XỬ LÝ NƯỚC THẢI

PHƯƠNG PHÁP ĐIỆN HÓA TRONG XỬ LÝ NƯỚC THẢI Bên cạnh các phương pháp xử lý nước thải bằng các phương pháp như hấp thụ, hấp phụ, sinh học,… thì xử lý nước thải bằng phương pháp điện hóa là phương pháp hiện đại nhưng mang lại nhiều lợi ích với chi phí vận hành đơn giản […]

TÌM HIỂU VỀ 2 LOẠI HỒ SINH HỌC

TÌM HIỂU VỀ 2 LOẠI HỒ SINH HỌC Bên cạnh các phương pháp xử lý nước thải như hóa học hay cơ học thì xử lý nước thải bằng phương pháp sinh học là phương pháp cổ điển nhưng mang lại nhiều lợi ích với chi phí vận hành mang lại hiệu quả xử lý […]