CÁC CÔNG NGHỆ XỬ LÝ NƯỚC THẢI SINH HOẠT

Các công nghệ xử lý nước thải sinh hoạt

Nước thải sinh hoạt 

Nước thải sinh hoạt là nguồn nước được thải ra từ những hoạt động thường ngày của con người như nấu nướng, giặt giũ, sản xuất,… và chủ yếu được bắt nguồn từ các hộ gia đình, cơ quan, bệnh viện, trường học, khu đô thị, nhà máy sản xuất,…

Nước thải sinh hoạt bị đánh giá là có nồng độ ô nhiễm cao, chứa nhiều chất bẩn độc hại, thuốc trừ sâu, hóa chất, virus, vi khuẩn, tạp chất hữu cơ,… Do đó, nếu nước thải sinh hoạt không được thông qua hệ thống xử lý tiêu chuẩn sẽ gây ảnh hưởng lớn đến sức khỏe con người cũng như môi trường xung quanh.

Nước thải sinh hoạt 

Nước thải sinh hoạt

Thành phần của nước thải sinh hoạt sẽ không ổn định mà nó sẽ thay đổi theo giờ, theo ngày, theo mùa, phụ thuộc vào mức độ sử dụng, thói quen, chế độ ăn, lối sống của hộ gia đình.

Các thành phần nước thải sinh hoạt

Trong nước thải sinh hoạt có chứa nhiều thành phần khác nhau, bao gồm 52% các chất hữu cơ hòa tan (Thông qua các chỉ tiêu BOD5/COD) và 48% các chất vô cơ (Nitơ, phospho).

Ngoài ra, trong nước thải sinh hoạt cũng có những sinh vật gây bệnh cho con người cùng các độc tố của chúng như virus gây bệnh tả, vi khuẩn gây bệnh kiết lỵ, E.coli, vi khuẩn gây bệnh thương hàn,…

+ Chất thải của con người

+ Rò rỉ bể phốt, xả bể phốt

+ Nước cống, nước rửa (cá nhân, quần áo, sàn nhà, nấu ăn…)

+ Bùn rác

+ Bài tiết của con người gọi chung là nước đen gồm phân, nước tiểu, máu, chất dịch cơ thể, giấy vệ sinh đã sử dụng, …

+ Nước rửa: Nguồn từ hoạt động vệ sinh cá nhân, giặt giũ quần áo, lau sàn nhà, rửa bát đĩa, vật dụng trong nhà, rửa xe…

+ Các chất lỏng tồn dư trong nguồn nước thải sinh hoạt như dầu ăn, đồ uống, thuốc trừ sâu, dầu bôi trơn, chất tẩy rửa…

Những ảnh hưởng của nước thải sinh hoạt đối với con người và môi trường xung quanh

Nước thải sinh hoạt khi không được thông qua hệ thống xử lý mà xả trực tiếp ra bên ngoài môi trường sẽ gây ra những tác hại vô cùng nguy hiểm đến môi trường và con người.

–  Ảnh hưởng tới môi trường đất: Nước thải sinh hoạt khi ngấm vào đất sẽ làm thay đổi các thành phần trong đất, gây hại cho các loài cây trồng trên vùng đất ô nhiễm, từ đó làm ảnh hưởng đến chất lượng cây trồng cũng như hàm lượng dinh dưỡng của các loài cây.

Bên cạnh đó, nước thải sinh hoạt ô nhiễm khi ngấm vào trong lòng đất cũng sẽ ngấm vào mạch nước ngầm. Những người sử dụng nguồn nước ngầm cũng sẽ dễ mắc các bệnh liên quan tới đường ruột, đường tiêu hóa,…

– Ảnh hưởng tới môi trường không khí: Biểu hiện của ảnh hưởng này là qua những mùi hôi bất thường. Mùi hôi càng nồng nặc sẽ khiến cho thời tiết càng trở nên nóng bức. Điều này sẽ khiến cho sức khỏe của con người bị hao mòn, tuổi thọ giảm, tăng nguy cơ mắc bệnh phổi, đường hô hấp.

– Ảnh hưởng tới những nguồn nước khác: Các thành phần độc hại trong nước thải sinh hoạt sẽ hòa lẫn vào với nhiều nguồn nước khác. Từ đó làm thay đổi hàm lượng và cấu trúc của các chất có ở trong nguồn nước. Nếu chúng ta sử dụng ngược lại nguồn nước này sẽ vô cùng nguy hại.

– Ảnh hưởng đến sức khỏe con người: Khi con người sử dụng nguồn nước thải sinh hoạt bị ô nhiễm về lâu về dài sẽ dẫn tới một số bệnh về đường ruột, viêm da, viêm hô hấp, ung thư, ngộ độc, kiết lị, biến đổi gen,…

Các công nghệ xử lý nước thải sinh hoạt hiện nay

Công nghệ xử lý nước thải sinh hoạt  bằng công nghệ AAO

Quá trình xử lý sinh học kỵ khí

Những sinh vật kỵ khí phân hủy chất hữu cơ hòa tan và các chất keo có trong nước thải sinh hoạt. Chúng sẽ hấp thụ và chuyển hóa các chất hữu cơ này thành các hợp chất. Các dạng hợp chất này tồn tại ở dạng bọt khí bám vào bùn cặn.

Chất hữu cơ + VK kỵ khí → CO2 + H2S + CH4 + các chất khác + năng lượng

Chất hữu cơ + VK kỵ khí + năng lượng → C5H7O2N (Tế bào vi khuẩn mới)

Nước thải sinh hoạt - Xử lý bằng công nghệ AAO

Nước thải sinh hoạt – Xử lý bằng công nghệ AAO

Quá trình xử lý sinh học thiếu khí

Quá trình xử lý sinh học thiếu khí hay còn gọi là anoxic. Quá trình nitrat hóa và Phosphoric diễn ra để xử lý nito và phospho trong nước thải sinh hoạt.

Quá trình xử lý sinh học hiếu khí

Hay còn gọi với tên Oxic. Quá trình này sử dụng sinh vật để khử nitrate thành nito phân tử. Đồng thời vi sinh vật trong bùn hoạt tính được đưa vào bể hấp thụ các chất gây ô nhiễm trong bể nước thải sinh hoạt. Chúng sử dụng N và P làm chất dinh dưỡng để giải phóng năng lượng.

Oxy hóa và phân hủy chất hữu cơ:  Chất hữu cơ + O2 → CO2 +H2O + năng lượng

Tổng hợp tế bào mới:  Chất hữu cơ + O2 + NH3 → tế bào vi sinh vật + CO2 +H2O + năng lượng

Phân hủy nội sinh:  C5H7O2N + O2 → CO2+ H2O + NH2 + năng lượng

Công nghệ xử lý nước thải sinh hoạt bằng màng lọc sinh học MBR

Công nghệ màng lọc MBR trong xử lý nước thải sinh hoạt

Công nghệ màng lọc MBR trong xử lý nước thải sinh hoạt

Công nghệ màng lọc MBR là sự kết hợp giữa vi sinh trong bể hoạt tính lơ lửng và công nghệ lọc sợi rỗng trong xử lý nước thải sinh hoạt. Hàm lượng bùn trong bể sinh học sẽ được giữ lại thông qua cơ chế vi lọc của màng, nhờ kích thước nhỏ nên thải sau khi ra khỏi màng có chất lượng rất tốt.

Màng lọc MBR đặt trong bể sinh học hiếu khí lơ lửng Aerotank

Nước thải sinh hoạt được thẩm thấu qua màng lọc vào ống mao dẫn nhờ những vi lọc có kích thước rất nhỏ từ (0.01 ~ 0.2μm) chỉ cho nước sạch đi qua giữ lại bùn, chất rắn vô cơ, hữu cơ, vi sinh trên bề mặt màng.

Hệ thống bơm sẽ hút nước từ ống mao dẫn ra bể chứa nước sạch, bơm hút được cài đặt hoạt động 10 phút chạy, 1 – 2 phút ngừng hoạt động tùy theo mức hiệu chỉnh.

Khi áp suất trong màng vượt quá áp suất 50kpa so với bình thường ( 10 – 30 kpa) thì hệ thống bơm hút sẽ ngừng hoạt động. Đồng thời kích hoạt bơm rửa ngược để rửa màng đảm bảo màng không bị tắc nghẽn.

Công nghệ xử lý nước thải MBBR

Công nghệ xử lý nước thải MBBR là quá trình xử lý nhân tạo trong đó sử dụng các vật liệu làm giá thể cho vi sinh bám dính để sinh trưởng và phát triển.

Công nghệ này xử lý nước thải sinh hoạt thông qua quá trình xử lý sinh học. Là sự kết hợp của quá trình bùn than hoạt tính và màng sinh học.

Công nghệ xử lý nước thải MBBR

Công nghệ xử lý nước thải sinh hoạt MBBR

Nguyên lý hoạt động

Khi nước thải sinh hoạt đi vào bể sau quá trình xử lý sinh học kỵ khí và hóa học. Hệ thống thổi khí với mục đích làm các giá thể được di chuyển liên tục. Các vi sinh sau khi bám trên giá thể sẽ hỗ trợ quá trình phân giải các chất hữu cơ có trong nước thải sinh hoạt.

Công nghệ xử lý nước thải SBR

SBR là công nghệ xử nước thải sinh hoạt sinh học theo mẻ. Công nghệ SBR chuyên dùng để xử lý nước thải chứa nhiều chất hữu cơ, chất ô nhiễm, chất rắn lơ lửng cũng như loại bỏ lượng lớn nito trong nguồn nước.

Nguyên lý hoạt động

Công nghệ xử lý nước thải sinh hoạt  SBR

Công nghệ xử lý nước thải sinh hoạt  SBR

Từ bể tiếp nhận nước thải sinh hoạt  người ta bố trí thêm các song chắn rác hoặc lưới chắn để loại bỏ rác thải có kích thước lớn. Sau đó, nước thải sinh hoạt được dẫn qua bể C-tech. Là bể hình thành hệ vi sinh vật hiếu khí tồn tại trong điều kiện được cung cấp oxy liên tục nhờ quá trình sục khí. Nhờ sự xuất hiện của các loại vi sinh vật này mà quá trình nitrat hóa, oxy hóa, khử nito được diễn ra đồng bộ.

Các giai đoạn thực hiện tuần hoàn trong bể C-tech

+ Làm đầy: Vi sinh vật hiếu khí và thiếu khí hình thành, sinh trưởng và phát triển. Quá trình oxy hóa giúp khử hoàn toàn hàm lượng BOD/COD. Thời gian lưu 1 – 3 giờ.

+ Pha phản ứng: xảy ra quá trình nitrat hóa, nitrit hóa và oxy hóa đồng thời diễn ra để kiểm soát hàm lượng các tạp chất như BOD, COD, N, P,…

+ Lắng: Hệ thống thổi khí và sục khí tạm ngưng để lắng. Thời gian khoảng 2 giờ. Một lượng lớn nito bị loại bỏ.

+ Rút nước: Nhờ hệ thống bơm nước mà nước thải sinh hoạt được chuyển ra ngoài vào bể thu gom. Thời gian rút khoảng 30 phút.

+Ngưng: vì thực hiện theo mẻ nên phải chờ trong khoảng thời gian nhất định để thực hiện mẻ tiếp theo.

Công nghệ xử lý nước thải sinh hoạt  hóa lý kết hợp với sinh học

Để đạt được hiệu quả lý cao, nhiều doanh nghiệp kết hợp xử lý nước thải sinh hoạt bằng công nghệ hóa lý và sinh học. Giúp chỉ số nước thải đầu ra ổn định hơn, tiết kiệm tối đa chi phí sản xuất cho doanh nghiệp.

Hoạt động của công nghệ xử lý nước thải sinh hoạt hóa lý kết hợp với sinh học trong xử lý nước thải sinh hoạt.

+ Bể xử lý sơ bộ: loại bỏ dầu mỡ và rác

+ Bể keo tụ : Nước thải sinh hoạt từ bể xử lý sơ bộ sẽ được bơm qua bể keo tụ keo tụ tạo bông bằng hóa chất PAC và Polymer. Sau đó nước sẽ tự chảy qua bể lắng.

+ Bể lắng hóa lý: Tại đây, xảy ra quá trình lắng tách pha và giữ lại phần bùn keo tụ. Bùn sau khi lắng được bơm về bể chứa bùn.

+ Bể điều hòa: Ổn định lưu lượng, nồng độ chất ô nhiễm

+ Bể Anoxic: Xử lý N,P, amoni

+ Bể aerotank: Xử lý BOD, COD

+ Bể lắng sinh học: lắng bùn hoạt tính

+ Bể khử trùng: Nước thải sinh hoạt từ bể lắng chảy qua bể khử trùng có vách ngăn được châm chlorine để khử trùng nước.

+ Cột lọc áp lực: Loại bỏ và giữ lại các chất rắn lơ lửng còn trong nước thải sinh hoạt

+ Bể chứa bùn: Lượng bùn tại 2 bể lắng sau một thời gian sẽ được bơm về bể chứa bùn.

CÔNG TY MÔI TRƯỜNG HÒA BÌNH XANH

Công ty TNHH Công nghệ Môi trường Hòa Bình Xanh được thành lập với sứ mệnh “Vì một môi trường phát triển bền vững” hoạt động kinh doanh chủ yếu trong lĩnh vực môi trường.

Với đội ngũ cán bộ có năng lực trình độ đại học và sau đại học, dày dặn kinh nghiệm, đặt chất lượng dịch vụ lên hàng đầu, luôn đáp ứng yêu cầu của khách hàng.

Là đối tác tin cậy của các tổ chức, doanh nghiệp, cá nhân trong nước và ngoài nước.

Ngoài các tư vấn về hồ sơ môi trường, Hòa bình xanh còn có các giải pháp xử lý khí thảinước thải (nhà hàng, chế biến thủy sản, khách sạn,…)

Hòa Bình Xanh chúng tôi luôn tự hào vì có đội ngũ chuyên gia, kỹ sư giàu kinh nghiệm đã góp phần tạo sự tin tưởng và an tâm cho khách hàng. Mục tiêu của chúng tôi là mang đến cho khách hàng một trải nghiệm dịch vụ xuất sắc với mức đầu tư phù hợp nhất.

Hãy liên hệ ngay với chúng tôi qua website: hoabinhxanh.vn hoặc hotline: 0943 466 579

Công ty TNHH Công nghệ Môi trường Hòa Bình Xanh

Công ty TNHH Công nghệ Môi trường Hòa Bình Xanh

Rate this post

Tags: , , ,

Tin tức khác

PHƯƠNG PHÁP ĐIỆN HÓA TRONG XỬ LÝ NƯỚC THẢI

PHƯƠNG PHÁP ĐIỆN HÓA TRONG XỬ LÝ NƯỚC THẢI Bên cạnh các phương pháp xử lý nước thải bằng các phương pháp như hấp thụ, hấp phụ, sinh học,… thì xử lý nước thải bằng phương pháp điện hóa là phương pháp hiện đại nhưng mang lại nhiều lợi ích với chi phí vận hành đơn giản […]

TÌM HIỂU VỀ 2 LOẠI HỒ SINH HỌC

TÌM HIỂU VỀ 2 LOẠI HỒ SINH HỌC Bên cạnh các phương pháp xử lý nước thải như hóa học hay cơ học thì xử lý nước thải bằng phương pháp sinh học là phương pháp cổ điển nhưng mang lại nhiều lợi ích với chi phí vận hành mang lại hiệu quả xử lý […]