THIẾT KẾ THI CÔNG HỆ THỐNG XỬ LÝ NƯỚC THẢI SẢN XUẤT THUỐC BVTV
1. Tổng quan về ngành sản xuất thuốc BVTV
Vai trò của thuốc BVTV ở nước ta
Nông nghiệp là một ngành kinh tế quan trọng ở nước ta chiếm khoảng 20% trong cơ cấu kinh tế và trong tương lai có xu hướng giảm so với công nghiệp và dịch vụ. Tuy nhiên, đây là là một trong những ngành đóng góp quan trọng trong GDP cả nước. Ngoài các sản phẩm may mặc thì sản phẩm nông nghiệp chính là một trong những sản phẩm xuất khẩu chính tại Việt Nam và đạt vị trí khá cao trên thị trường quốc tế như gạo, cà phê…
Cùng với sự phát triển ngày càng đa dạng của các sản phẩm nông nghiệp chính là sự phát triển của các sản phẩm thuốc BVTV. Đây là một sản phẩm không thể thiếu trong sản xuất nông nghiệp.
Thuốc BVTV góp phần hạn chế sự phát sinh, phát triển của sâu bệnh, đảm bảo năng suất cây trồng, mang lại lợi nhuận cho nông dân.
Tuy là ngành rất quan trọng và có tiềm năng phát triển nhưng hiện nay đa số các sản phẩm thuốc BVTV tại Việt Nam đều được nhập khẩu từ nước ngoài sau đó gia công hoặc nhập khẩu nguyên liệu về để chế biến và đóng gói.
Phân loại thuốc BVTV
Thuốc BVTV được chia thành từng nhóm tùy thuộc vào công dụng của chúng như: thuốc trừ sâu, thuốc trừ bệnh, thuốc trừ cỏ dại, thuốc trừ nhện hại cây, thuốc trừ tuyến trùng, thuốc trừ ốc sên, thuốc trừ chuột, thuốc trừ chim hại mùa màng, thuốc trừ thân cây mộc, thuốc làm rụng lá cây, thuốc làm khô cây, thuốc điều hòa sinh trưởng cây…
Trong đó, thuốc trừ sâu, thuốc trừ bệnh và thuốc trừ cỏ dại là phổ biến nhất.
Quy trình sản xuất thuốc BVTV
2.Thành phần và tính chất nước thải sản xuất thuốc BVTV
Nước thải sản xuất thuốc BVTV phát sinh từ các nguồn sau:
- Nước thải từ hệ thống xử lý khí bụi có chứa các chất lơ lửng và chất hữu cơ;
- Nước rửa chai lọ, bao bì, thùng chứa nguyên liệu
- Nước vệ sinh máy móc nhà xưởng
Đặc tính của loại nước thải này là chứa những chất dễ tan trong nước, nhưng chứa các chất hữu cơ độc hại khó phân hủy.
Ô nhiễm môi trường do sản xuất thuốc BVTV
Là một nước nông nghiệp trọng điểm với hàng trăm ngàn hec-ta lúa cùng các loại cây trồng khác nên mỗi năm, nông dân cả nước đã sử dụng hàng trăm tấn thuốc bảo vệ thực vật các loại để bảo vệ thành quả mùa màng. Hệ quả là, rất nhiều nơi môi trường nước, môi trường đất, hệ sinh thái cùng các loài thủy sinh vật bị hủy diệt vì lượng thuốc bảo vệ thực vật này. Hơn nữa, việc lạm dụng quá vào thuốc bảo vệ thực vật còn gây ảnh hưởng lớn đến chất lượng nông sản cũng như cuộc sống của chính người nông dân.
Theo tìm hiểu, thuốc bảo vệ thực vật là những hợp chất hóa học, hiện nay thường được chế xuất từ các hợp chất hóa học khác, là một loại thuốc độc dùng để tiêu diệt những loài sâu bệnh, sinh vật có hại với cây trồng. Vì thế, nếu không sử dụng đúng liều lượng, nồng độ, những chất độc trong thuốc hoàn toàn có thể giết hại những sinh vật khác không phải là sinh vật gây bệnh.
Ngoài ra, môi trường mà thuốc bảo vệ thực vật lan truyền ra ngoài thường là môi trường mở, ở những cánh đồng hay ruộng cây ăn trái nên vì thế nó dễ dàng xâm nhập vào môi trường khác như nước, đất, không khí… gây hại xung quanh.
Theo thống kê chưa đầy đủ của Cục Trồng trọt – Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn thì, nền kinh tế nông nghiệp Việt Nam với hơn 70% dân số đang chuyển mạnh sang cơ cấu sản xuất hiệu quả hơn, trong đó trồng trọt, chăn nuôi, lâm nghiệp, thủy sản, dịch vụ đều đạt tốc độ tăng trưởng cao.
Nghĩa là, thay vì sản xuất nhỏ lẻ manh mún, người dân đã chuyển dần qua cơ giới hóa và sử dụng những sản phẩm của công nghiệp để phục vụ nông nghiệp. Thế là, từ phân bón cho tới thuốc bảo vệ thực vật, hóa chất bảo quản… đều được đưa vào ngành nông nghiệp.
Thế nhưng, tình trạng sử dụng hóa chất trong nông nghiệp như phân bón hóa học, thuốc bảo vệ thực vật lại chưa được quản lý một cách chặt chẽ mà chủ yếu là tự phát, rất tràn lan, thiếu kiểm soát. Theo thống kê của ngành chức năng, từ năm 2000 đến nay, mỗi năm Việt Nam sử dụng khoảng từ 35.000 đến hơn 100 nghìn tấn hóa chất bảo vệ thực vật.
Bên cạnh lượng hóa chất khổng lồ được sử dụng như thống kê ở trên thì ngay cả lượng bao bì, vỏ đựng những loại hóa chất này cũng có khối lượng khổng lồ, ảnh hưởng rất lớn đến môi trường bởi chúng đa phần là những loại vật liệu không tự phân hủy, gây hại đến xung quanh.
Cụ thể, chỉ tính riêng lượng phân bón hóa học sử dụng bình quân 80 kg đến 90 kg/ha, riêng cho lúa là từ 150 kg đến 180 kg/ha, đã làm phát sinh thêm nhiều loại bao bì, túi đựng. Bình quân tổng lượng phân bón vô cơ các loại sử dụng là vào khoảng 2,4 triệu tấn/năm thì sẽ thải ra môi trường khoảng 240 tấn rác thải rắn nguy hại là bao bì, vỏ hộp thuốc các loại.
3. Quy trình xử lý nước thải sản xuất thuốc BVTV
3.1 Thuyết minh quy trình xử lý nước thải sản xuất thuốc BVTV
Nước thải đầu vào được tập trung về hố thu có kích thước sâu để thu gom nước thải,
Trong hố thu bố trí bơm chìm để bơm nước thải sang bể điều hòa nhằm điều hòa tính chất và lưu lượng nước thải trong quá trình sản xuất.
Trong bể điều hòa nước thải được xáo trộn liên tục nhờ máy thổi khí nhằm tránh lắng cặn và gây mùi. Sau đó nước thải được bơm lên bể Fenton. Ngoài ra bể điều hòa còn có tác dụng giảm nhiệt độ nước thải do nước thải dệt nhuôm thường có nhiệt độ khá cao.
Sau khi qua giai đoạn xử lý cơ học, như đã nêu trên, do đặc thù nước thải có độ màu và nồng độ chất lơ lửng khá lớn nên không thể tiến hành xử lý sinh học trực tiếp mà phải xử lý bằng phương pháp hóa lý. Cụ thể trong công nghệ này là sử dụng oxy hóa bậc cao bằng tác nhân fenton.
Hệ thống fenton gồm các bể lần lượt là:
- Bể khuấy trộn: hòa trộn H2SO4 giảm pH xuống 3 thích hợp cho quá trình fenton, H2O2, FeSO4 (tác chất fenton);
- Bể phản ứng fenton 1 là nơi quá trình oxy hóa xảy ra làm giảm độ màu, COD;
- Bể phản ứng fenton 2 kết hợp lắng: dùng NaOH để nâng pH lên 7, tại giá trị pH này Fe2+ thành Fe3+, tồn tại trong Fe(OH)3 và được tách khỏi dòng nước bằng trọng lực trong bể lắng 1.
Sau khi thực hiện quá trình hóa lý oxy hóa bậc cao fenton, nước thải sẽ được xử lý tiếp bằng quá trình sinh học. Vì giá trị BOD, COD sau fenton thấp không thích hợp quá trình sinh học hiếu khí trong bể aerotank nên có thể thay bằng lọc sinh học hiếu khí.
Sau quá trình xử lý sinh học nước được dẫn được bơm vào bồn lọc áp lực nhằm loại bỏ hàm lượng cặn còn sót lại mà quá trình lắng chưa thực hiện được, đảm bảo độ trong cần thiết trước khi đưa vào nguồn tiếp nhận
Tai Bể khử trùng Javen sẽ được bơm vào nước thải bằng bơm định lượng. Dưới tác dụng của chất oxy hóa mạnh, các vi sinh vật trong nước thải sẽ bị tiêu diệt, đảm bảo nước thải đạt tiêu chuẩn về mặt vi sinh.
Nước thải sau xử lý đảm bảo quy chuẩn QCVN 40:2011/BTNMT, sẽ xả ra nguồn tiếp nhận. Quá trình lọc áp lực sẽ tạo ra cặn trong bồn lọc, sau một thời gian làm việc bồn lọc áp lực được rửa lọc nhằm tách phần cặn ra khỏi bề mặt vật liệu lọc, nước rửa lọc sẽ được dẫn vào hố thu.
3.2 Ưu điểm quy trình xử lý nước thải sản xuất thuốc BVTV
- Hiệu suất xử lý các chỉ tiêu BOD, COD, Nitơ cao
- Xử lý triệt để hàm lượng kim loại nặng có trong nước thải
- Tận dụng bãi chôn lấp để không phải xử lý bùn
- Đảm bảo chất lượng nước thải đầu ra
- Có thể tái sử dụng nước thải sau xử lý cho mục đích tưới cây, tưới đường, rửa xe …
Ngoài phương án xử lý nước thải sản xuất thuốc BVTV đã nêu trên chúng tôi còn có thể đưa ra những phương án hiệu quả phù hợp với yêu cầu khách hàng.
Quý doanh nghiệp hãy liên hệ tới Công ty TNHH Công nghệ Môi trường Hòa Bình Xanh, Công ty chúng tôi với đội ngũ thạc sỹ, kỹ sư giàu kinh nghiệm đã đầu tư nghiên cứu, đánh giá kỹ lưỡng các công nghệ xử lý và tìm các phương pháp xử lý chất lượng tốt nhất, chi phí hợp lý và thời gian nhanh nhất.
- Với phương châm: “Uy tín, chất lượng là hàng đầu” Hòa Bình Xanh mang đến cho quý khách hàng sản phẩm và dịch vụ tốt nhất, đáp ứng nhu cầu cần thiết của quý khách hàng.
- Quý khách hàng có công trình, dự án cần tư vấn, hãy gọi ngay qua hotline 0943.466.579 để nhận được sự hỗ trợ nhanh nhất và tận tình nhất.