XỬ LÝ NƯỚC THẢI SẢN XUẤT THUỐC BẢO VỆ THỰC VẬT ÁP DỤNG GIẢI PHÁP TỐI ƯU NHẤT
Việt Nam nổi tiếng với nền nông nghiệp, bên cạnh đó lượng sâu bệnh cũng phát triển ngày một nhiều kéo theo lượng thuốc bảo vệ thực vật được sử dụng nhiều hơn. Với số lượng lớn các nơi sản xuất thuốc phải đáp ứng được các tiêu chuẩn nước thải của quá trình sản xuất thuốc bảo vệ thực vật. Để làm được như vậy thì phải áp dụng các công nghệ xử lý chuyên nghiệp.
Do đó hãy cùng với chúng tôi tìm hiểu về nguồn nước thải sản xuất thuốc bảo vệ thực vật này cá các phương án xử lý chúng.
1. Nước thải sản xuất thuốc bảo vệ thực vật là gì?
Nước thải thuốc bảo vệ thực vật là nguồn nước thải độc hại vô cùng vì các thành phần hóa chất trong thuốc ảnh hưởng rất lớn đến môi trường. Lượng nước thải này hiện nay không nhiều nhưng độc tính của nó lại rất cao.
2. Nguồn góc và tính chất của nước thải sản xuất thuốc bảo vệ thực vật:
Nguồn gốc:
- Từ các hệ thống xử lý bụi, khí có chứa chất lơ lửng, hữu cơ.
- Quá trình rửa chai, bao bì, thùng chứa nguyên liệu có chứa chất rắn lơ lửng, chất hưu cơ.
- Nước vệ sinh máy móc, thiết bị, nhà xưởng,… có chứa đất, cát, SS,…
Tính chất nước thải sản xuất thuốc bảo vệ thực vật:
Nước thải sản xuất thuốc bảo vệ thực vật là chứa nhiều hợp chất mạch vòng rất khó phân hủy, nếu không được xử lý lâu dài sẽ tích tụ, gây ô nhiễm nghiêm trọng nguồn nước xung quanh gây ảnh hưởng đến môi trường sống của sinh vật và con người.
3. Tại sao phải xử lý nước thải sản xuất thuốc bảo vệ thực vật?
Nguồn nước thải sản xuất thuốc bảo vệ thực vật tan được trong nước nhưng những chất hữu cơ độc hại là khó phân hủy. Tác động tiêu cực của thuốc bảo vệ thực vật là làm suy thoái chất lượng môi trường, giảm sự đa dạng sinh học của khu vực.
Các chất độc lâu ngày nếu không được xử lý sẽ thấm vào đất và mạch nước ngầm gây nhiễm môi trường đất và nước này. Song song đó các sinh vật sống trong môi trường này cũng sẽ bị nhiễm độc, gây biến đổi gen, chậm phát triển và nặng hơn có thể dẫn đến chết.
4. Đề xuất quy trình công nghệ và thuyết minh sơ đồ công nghệ xử lý nước thải sản xuất thuốc bảo vệ thực vật:
Thuyết minh sơ đồ công nghệ xử lý nước thải sản xuất thuốc bảo vệ thực vật:
Nước thải sản xuất thuốc bảo vệ thực vật được dẫn về hệ thống xử lý theo mương dẫn nước thải. Trước khi vào hố thu gom, nước thải sản xuất thuốc bảo vệ thực vật được dẫn qua song chắn rác để loại bỏ các tạp chất thô (bao bì, nhãn mác,…) để tránh làm tắc nghẽn bơm, ảnh hưởng đến hệ thống xử lý phía sau.
Sau đó, nước thải sản xuất thuốc bảo vệ thực vật được bơm về bể điều hòa để ổn định lưu lượng và nồng độ các chất ô nhiễm trong nước thải đảm bảo cho các công trình sau hoạt động tốt. Tại bể điều hòa có đặt thiết bị sục khí để tránh lắng cặn, xảy ra hiện tượng phân hủy kỵ khí xảy ra trong bể.
Trước khi qua bể oxi hóa, nước thải sản xuất thuốc bảo vệ thực vật được châm axit H2SO4 để giảm pH xuống còn 3 nhằm tạo điều kiện thích hợp để đi vào bể oxi hóa bằng phương pháp Fenton nhằm oxi hóa các hợp chất vô cơ, các hợp chất khó phân hủy thành dễ phân hủy tạo điều kiện cho quá trình xử lý sinh học tiếp theo.
Lúc này, chất oxi hóa H2O2 và xúc tác KMnO4 và FeSO4.7H2O sẽ được bổ sung để phản ứng oxi hóa diễn ra.
Tiếp theo nước thải sản xuất thuốc bảo vệ thực vật được dẫn về bể lắng 1 để lắng bùn cặn sinh ra từ quá trình oxi hóa trên cũng đồng thời điều chỉnh pH về trung tính để cho các vi sinh vật trong bể xử lý sinh học hoạt động tốt.
Sau đó, nước thải được đưa vể bể Oxic để xử lý các hợp chất hữu cơ dễ phân hủy sinh học. Tại đây, các chất hữu cơ có trong nước thải được phân hủy bằng các vi sinh vật hiếu khí tồn tại ở dạng lơ lửng với mật độ cao (bùn hoạt tính) trong điều kiện sục khí. Sự phân hủy chất hữu cơ diễn ra theo phương trình phản ứng sau:
CHC + VSV hiếu khí + O2 và H2O + CO2 + sinh khối mới
Hiệu suất xử lý sau khi qua bể sinh học hiếu khí bùn hoạt tính COD, BOD đạt khoảng 85 – 90%.
Sau khi ra khỏi bể Oxic, nước thải được đưa qua bể lắng 2 để lắng bùn sinh học. Một phần cặn bùn sẽ được đưa về bể chứa bùn để xử lý, một phần bùn cặn sẽ được tuần hoàn lại về bể Oxic để đảm bảo mật độ sinh khối cho vi sinh vật. Đồng thời, nước tách bùn được tuần hoàn lại hố thu gom để xử lý.
Nước thải sản xuất thuốc bảo vệ thực vật sau khi qua bể lắng 2 sẽ được đưa qua bể khử trùng để tiêu diệt các vi khuẩn gây bệnh. Nước thải đầu ra sau xử lý đạt tiêu chuẩn xả thải cho phép theo quy định xả thải của QCVN 40:2011/BTNMT.
Xem thêm >>> Giải giáp xử lý nước thải chợ đơn giản
Xem thêm >>> Xử lý nước thải chế biến mũ cao su mới nhất hiện nay
5. Dịch vụ xử lý nước thải sản xuất thuốc bảo vệ thực vật tối ưu tại Công ty TNHH Công nghệ môi trường Hòa Bình Xanh
Công ty TNHH Công nghệ Môi trường Hòa Bình Xanh chuyên cung cấp những dịch vụ về nước thải hướng đến các tiêu chí như sau:
- Tư vấn thiết kế thi công xây dựng hệ thống xử lý nước thải trên toàn quốc.
- Cung cấp các vật tư, thiết bị, hóa chất xử lý nước thải, nước cấp.
- Doanh nghiệp đã có hệ thống xử lý nước thải, nhưng nước thải sau xử lý chưa đạt quy chuẩn hoặc thay đổi lưu lượng nước thải => Công ty chúng tôi chuyên tư vấn, cung cấp các giải pháp cải tạo nâng cấp công suất của hệ thống xử lý nước thải.
- Doanh nghiệp có hệ thống xử lý nước thải nhưng ít vận hành hoặc không có người đúng chuyên môn vận hành, dẫn đến thiết bị máy móc bị hư hỏng, vi sinh nuôi cấy trong bể sinh học bị sự cố cần tư vấn sửa chữa, nuôi cấy vi sinh, vận hành hệ thống xử lý nước thải hay liên hệ với chúng tôi để được hỗ trợ nhanh nhất đảm bảo hệ thống xử lý đạt yêu cầu khi có cơ quan kiểm tra.
Quý doanh nghiệp hãy liên hệ tới Công ty TNHH Công nghệ Môi trường Hòa Bình Xanh, Công ty chúng tôi với đội ngũ thạc sỹ, kỹ sư giàu kinh nghiệm đã đầu tư nghiên cứu, đánh giá kỹ lưỡng các công nghệ xử lý và tìm các phương án xử lý chất lượng tốt nhất, chi phí hợp lý và thời gian nhanh nhất. Quý khách hàng có công trình, dự án cần tư vấn, hãy gọi ngay qua Hotline 0943.466.579 để nhận được sự hỗ trợ nhanh nhất và tận tình nhất.