THIẾT KẾ THI CÔNG HỆ THỐNG XỬ LÝ NƯỚC THẢI SẢN XUẤT THẠCH DỪA
1. Tổng quan về thạch dừa
Thạch dừa?
Ngoài kẹo dừa thì Bến Tre còn khá nổi tiếng với món thạch dừa. Đây là loại thực phẩm được chế biến bằng cách lên men nước bằng vi khuẩn Acetobacter Xilinum trong môi trường nước dừa già có bổ sung các chất dinh dưỡng cần thiết.
Phân loại thạch dừa:
- Theo tính chất: thạch dừa thô và thạch dừa thành phẩm
- Theo màu sắc mùi vị: hương cam, hương dứa, hương dâu.
Nguyên liệu sản xuất thạch dừa
- Nước dừa;
- Vi khuẩn.
Quy trình sản xuất thạch dừa
2. Nước thải sản xuất thạch dừa
Nước thải sản xuất thạch dừa được phân làm 3 công đoạn chính:
- Nước thải rửa bình nhân giống: chiếm 5 – 10%, thành phần ô nhiễm chủ yếu là SS và độ đục;
- Nước thải rửa khay, rửa nồi, rửa bình: chiếm 5 – 10%, thành phần chính là COD, BOD, SS, dầu mỡ;
- Nước thải rửa thạch: Chiếm 80 – 90%, thành phần chính là COD, BOD, SS, dầu mỡ.
3. Quy trình công nghệ xử lý nước thải sản xuất thạch dừa
Công ty Hòa Bình Xanh xin đề nghị quy trình xử lý nước thải sản xuất thạch dừa như sau:
3.1 Thuyết minh quy trình công nghệ xử lý nước thải sản xuất thạch dừa
Nước thải đầu vào theo hệ thống thu gom được dẫn về hố thu. Hố thu thường có kích thước sâu để thu gom nước thải, trong hố thu bố trí bơm chìm để bơm nước thải sang bể điều hòa.
Bể tách dầu mỡ: chất lơ lửng có khối lượng riêng nhỏ hơn nước nổi trên mặt nước sẽ được thu gom tại bể.
Bể điều hòa có thời gian lưu tùy thuộc vào thiết kế hệ thống xử lý với tác dụng điều hòa tính chất và lưu lượng nước thải tránh trường hợp nước thải quá ít hoặc quá nhiều ảnh hưởng hiệu quả hoạt động của các công trình sau. Trong bể điều hòa nước thải còn được xáo trộn liên tục nhờ máy khuấy tránh cặn lắng và gây mùi nước thải.
Bể UASB, quá trình phân hủy kỵ khí trong bể UASB diễn ra theo phản ứng sau:
Chất hữu cơ + Vi sinh vật kỵ khí => CO2 + CH4 + H2S + Sinh khối mới + …
Quá trình phân hủy trải qua 4 giai đoạn:
- GĐ 1: Thuỷ phân, cắt mạch các hợp chất cao phân tử.
- GĐ 2: Axit hoá. Giai đoạn này, các chất hữu cơ đơn giản lại bị chuyển hoá thành axit acetic, H2 và CO2. Các axit hữu cơ dễ bay hơi chủ yếu là axit acetic, axit lactic và axit propionic. Ngoài ra, CO2 và H2O, các ancol đơn giản khác cũng được hình thành trong quá trình cắt mạch hydratcacbon. Vi sinh vật phân giải metan chỉ có thể phân huỷ một số loại cơ chất nhất định như CO2+ H2, format,acetat, metylic, CO. Sự hình thành các axit có thể làm pH giảm.
- GĐ 3: Acetate hoá. Vi khuẩn acetic chuyển hóa các sản phẩm của giai đoạn axit hóa thành acetate, H2, CO2 và sinh khối mới.
- GĐ 4: Methane hoá. Đây là giai đoạn cuối cùng của quá trình phân hủy kỵ khí. Acid axetic,CO2, H2, HCHO và methanol chuyển hóa thành methane, CO2 và sinh khối mới. Đây là giai đoạn mà COD giảm, trong các giai đoạn trước hầu như COD không giảm
Nước thải sau khi qua bể UASB sẽ được bơm qua bể MBBR (Moving Bed Biofilm Reactor) là công nghệ kết hợp được các ưu điểm vượt trội của hệ thống xử lý bùn hoạt tính và bể lọc sinh học, sử dụng các giá thể sinh học cho các vi sinh vật bám vào tạo lớp màng để vi sinh vật phát triển và thực hiện phân hủy các chất hữu cơ, hợp chất nito, phospho trong nước thải. Bể hoạt động tốt trong điều kiện lưu lượng, tải lượng ô nhiễm cao.
Tại Bể MBBR sẽ có Máy thổi khí sẽ cung cấp khí cho bể MBBR để đảm bảo quá trình phân hủy sinh học các chất hữu cơ. Nước thải qua bể MBBR sẽ khử được các chất hữu cơ, loại bỏ chất dinh dưỡng (nitơ, photpho) với hiệu quả cao nhờ vào giá thể trong bể. Giá thể là chổ cứ trú của phần lớn VSV trong bể, tại đây tạo điều kiện thuận lợi cho các loại VSV khác nhau phát triển nhằm xử lý nước thải tốt nhất.
Sau bể MBBR nước thải và bùn hoạt tính sẽ được dẫn sang bể lắng sinh học, bùn sẽ được lắng nhờ trọng lực. Bùn sau khi lắng được bơm về bể nén bùn. Sau đó thải được đưa qua bồn lực áp lực để loại bỏ triệt để các cặn còn sót lại trong nước trước khi ra nguồn tiếp nhận. Bồn lực áp lực sử dụng vật liệu lọc chủ yếu là soi, cát. Bể lọc phải được rửa định kì nhằm tăng khả năng lọc của vật liệu, nước thải rửa lọc được đưa vào bể điều hòa để tiếp tục xử lý.
Tuy nhiên, trước khi đưa vào bể lọc áp lực nước sẽ đước dẫn qua bể khử trùng, nước thải được khử trùng bằng nước Javen. Qúa trình khử trùng xảy ra hai giai đoạn: trước tiên chất khử trùng khuếch tán xuyên qua có tế bào vi sinh vật, tiếp đó phản ứng với men bên trong tế bào và phá hoại quá trình trao đổi chất dẫn đến vi sinh vật bị tiêu diệt.
Ngoài ra, bể khử trùng còn có tác dụng như bể trung gian bơm nước thải lên bể lọc.
Nước thải sau xử lý xả ra nguồn tiếp nhân.
Bùn từ bể lắng hóa lý và bể lắng sinh học sẽ được đưa vào bể chứa bùn, sau một thời gian được thu gom để xử lý.
3.2 Công nghệ xử lý nước thải sản xuất thạch dừa có các ưu điểm:
- Hiệu suất xử lý các chỉ tiêu BOD, COD, SS cao
- Đảm bảo chất lượng nước thải đầu ra
- Chi phí vận hành thấp chủ yếu bằng phương pháp sinh học, dễ vận hành (có thể đào tạo những người chưa có chuyên môn về xử lý nước thải vận hành hệ thống)
- Có thể sử dụng xơ dừa làm giá thể cho VSV bám dính và phát triển nhằm tiết kiệm chi phí.
Ngoài phương án xử lý nước thải sản xuất thạch dừa đã nêu trên chúng tôi còn có thể đưa ra những phương án hiệu quả phù hợp với yêu cầu khách hàng.
Nếu quý khách hàng có nhu cầu thiết kế, thi công, sửa chữa hệ thống xử lý nước thải sản xuất thạch dừa, vui lòng liên hệ công ty chúng tôi.
Công ty Hòa Bình Xanh chuyên thiết kế hệ thống xử lý nước thải sản xuất thạch dừa với đội ngũ thạc sĩ, kỹ sư nhiều năm kinh nghiệm.
Mọi chi tiết xin liên hệ:
- SĐT: 0943.466.579
- Website: hoabinhxanh.vn