THIẾT KẾ THI CÔNG HỆ THỐNG XỬ LÝ NƯỚC THẢI SẢN XUẤT NƯỚC GIẢI KHÁT

THIẾT KẾ THI CÔNG HỆ THỐNG XỬ LÝ NƯỚC THẢI SẢN XUẤT NƯỚC GIẢI KHÁT

1. Tổng quan ngành sản xuất nước giải khát

1.1 Ngành nước giải khát tại Việt Nam

Ngành nước giải khát không cồn Việt Nam ghi nhận tăng trưởng với mức ấn tượng là 13.48% trong giai đoạn 2011-2014. Điều kiện khí hậu nhiệt đới gió mùa, với 2 mùa mưa nắng và văn hóa ẩm thực đa dạng đã đẩy nhu cầu về nước giải khát tăng nhanh.
Với cơ cấu dân số trẻ độ tuổi trong nhóm 15-54 tuổi chiếm gần hơn 62.2%, đây là độ tuổi có nhu cầu về các loại nước giải khát cao nhất . Bên cạnh đó, tốc độ tăng trưởng của ngành thức ăn ở Việt nam, tạo điều cho sự phát triển của ngành nước giải khát không cồn, đặc biệt là loại nước giải khát có gas. Tuy nhiên, yếu tố sức khỏe và dinh dưỡng ngày càng được chú trọng thì tỉ trọng tiêu thụ nước giải khát có gas đang bị suy giảm. Thêm vào đó, là xuất hiện của trà xanh, các loại nước hoa quả ép và các loại nước bổ sung vitamin và chất dinh dưỡng khác.
Hiện tại các sản phẩm trà xanh đang chiếm ưu thế với 37.6% thị phần. Ba công ty đang nắm giữ đa số thị phần trên thị trường nước giải khát không cồn là Pepsi và Coca Cola làm chủ thị trường nước có ga,s,Tân Hiệp Phát thành công với dòng nước không ga. Riêng các công ty nhỏ thì tạo được thị trường riêng cho mình tại khu vực nông thôn. Tuy nhiên, thị phần của các công ty lớn này đang co dần lại do sự tham gia của rất nhiều các công ty mới với các loại sản phẩm khác nhau, mang đến sự đa dạng và cạnh tranh cho thị trường này. Ngành nước giải khát không cồn Việt Nam đang trong giai đoạn tăng trưởng nóng. Sự gia nhập của nhiều doanh nghiệp sản xuất cũng như sự gia tăng về số lượng nhãn hiệu và sản phẩm đã khiến cho thị trường này trở nên rất sôi động. Giai đoạn 2015-2019 tới, tốc độ tăng trưởng doanh thu của nước giải khát được BMI dự báo là vẫn tăng, tuy nhiên sẽ với tốc độ giảm dần, tốc độ luỹ kế trong giai đoạn đạt 8.44%.

1.2 Phân loại nước giải khát:

Có thể phân loại NGK theo  03 nhóm sau đây:
– Nhóm nước ngọt có gas như Coca – Cola, Pepsi, 7-Up, Mirinda, Twister, Sting, Cola Number One, Cream Soda Number One, Soda…
– Nhóm nước ngọt không có gas như nước ép trái cây, sữa đậu nành, Trà xanh Không độ, nước yến, cà phê đóng lon, nước tăng lực Number One…
– Nhóm nước khoáng, nước tinh khiết đóng chai, đóng bình như La Vie, Aquafina, Vĩnh Hảo…

1.3 Quy trình sản xuất nước giải khát

Quy trình sản xuất nước ép hoa quả

Quy trình sản xuất nước ép hoa quả

Quy trình sản xuất trà xanh

Quy trình sản xuất trà xanh

Quy trình sản xuất nước có gas

Quy trình sản xuất nước có gas

2. Thành phần tính chất nước giải khát

Nước vệ sinh thiết bị như thùng nấu, bể chứa, rửa sàn nhà sản xuất. Loại nước này chứa nhiều chất hữu cơ, cần phải được tiến hành xử lý để làm sạch môi trường và tái sử dụng lại.

Nước thải từ quá trình thải bỏ các sản phẩm hư hỏng không đạt chất lượng do quá trình bảo quản, vận chuyển, nước thải từ sự rò rỉ của thiết bị công nghệ.

Nước thải sản xuất còn bao gồm một thành phần nhỏ nước thải lò hơi, từ máy làm lạnh và dầu mỡ rò rỉ từ các thiết bị động cơ.

Thành phần tính chất nước giải khát

Thành phần tính chất nước giải khát

3. Công nghệ xử lý nước thải sản xuất nước giải khát

Nguyên liệu chế biến nước giải khát có thành phần protein, dinh dưỡng cao, vì vậy các chỉ số cần quan tâm đối với nước thải sản xuất nước giải khát là BOD, COD, chất rắn lơ lửng, độ màu, N và P.

Vì vậy mà việc xây dựng hệ thống xử lý nước thải sản xuất nước giải khát điều việc làm hết sức cần thiết để góp phần bảo vệ môi trường và sức khỏe con người.

Công ty Hòa Bình Xanh đề nghị quy trình xử lý nước thải sản xuất nước giải khát như sau:

Công nghệ xử lý nước thải sản xuất nước giải khát

Công nghệ xử lý nước thải sản xuất nước giải khát

3.1 Thuyết minh công nghệ xử lý nước thải sản xuất nước giải khát

Nước thải đầu vào từ các công đoạn sản xuất, sinh hoạt được tập trung vào khu xử lý nước thải mía đường. Trước khi đi vào hệ thống xử lý để hạn chế tắc nghẽn đường ống và bảo vệ các công trình xử lý phía sau ta cần lắp đặt song chắn rác thô để loại bỏ các tạp chất có kích thước lớn. Và sau đó chảy vào hố thu gom nước thải.

Từ hố thu nước thải được bơm lên bể điều hòa để điều hòa lưu lượng và nồng độ nước thải. Thời gian lưu nước của bể điều hòa phụ thuộc vào quá trình thiết kế và lưu lượng nước thải của từng nhà máy. Trong bể điều hòa có hệ thống sục khí liên tục xáo trộn dòng nước nhằm ngăn hiện tượng lắng cặn ở bể gây mùi khó chịu.

Từ bể điều hòa, nước thải được bơm qua bể UASB.

Bể UASB (Upflow Anaeronbic Sludge Blanket): đây là bể sinh học kỵ khí dong nước chuyển động thảng từ dưới lên trên đi qua lớp đệm bùn trong đó bao gồm các sinh khối được hình thành dưới dang hạt nhỏ hoặc hạt lớn.

Cấu tạo của bể thường được xây dựng bằng bê tông cốt thép, ở dạng hình chữ nhật, có hệ thống máng thu nước sau xử lý và hệ thống thu khí mêtan.

Ưu điểm của bể:

  • Cho phép nước thải tiếp xúc với bùn;
  • Nhiệt độ càng cao hiệu quả xử lý càng tốt thích hợp cho môi trường Việt Nam.
  • Giảm lượng bùn sinh học do đó, giảm được chi phí xử lý bùn.
  • Khi sinh ra là khí biogas có thể được sử dụng trong quá trình chế biến sữa.
  • Không tốn năng lượng cho việc cấp khí.
  • Tiết kiệm diện tích và kinh phí đầu tư.

Bể Oxic: Vi sinh trong bể Oxic sẽ được thêm vào định kỳ từ bùn tuần hoàn tại bể lắng. Các vi sinh vật này sẽ phân hủy các chất hữu cơ thành sản phẩm cuối cùng là CO2 và H2O làm giảm nồng độ bẩn trong nước thải. Trong bể Aerotank còn có thêm vật liệu tiếp xúc nhằm tăng cơ hội tiếp xúc giữa vi sinh vật với nước thải, đồng thời là môi trường để vi sinh vật phát triển và dính bám.

Sau khi xử lý sinh học, nước thải tràn qua bể lắng để lắng bùn. Tại đây nước di chuyển trong ống trung tâm xuống đáy bể sau đó di chuyển từ dưới lên trên chảy vào máng thu nước để tràn sang bể khử trùng. Phần bùn lắng xuống đáy bể một phần được tuần hoàn lại bể sinh học thiếu khí và hiếu khí để duy trì nồng độ bùn, phần bùn thải sẽ được bơm vào bể chứa bùn.

Trong bể khử trùng Javen: Nước Javen sẽ được bơm vào nước thải bằng bơm định lượng. Nhờ tác dụng của chất oxy hóa mạnh, các vi sinh vật nguy hiểm trong nước thải sẽ bị tiêu diệt, đảm bảo đạt tiêu chuẩn về mặt vi sinh. và qua bể lọc.

Nước thải sau xử lý đảm bảo quy chuẩn QCVN 40:2011/BTNMT sẽ xả ra nguồn tiếp nhận.

Bùn dư của bể lắng sinh học và các bùn rắn từ các quá trình lược rác sẽ được dẫn về bể chứa bùn. Quá trình ổn định bùn kỵ khí diễn ra trong một thời gian dài sẽ giúp cho bùn ổn định, dễ lắng và mất mùi hôi. Sau một thời gian, bùn được đưa vào máy ép bùn giúp giảm thể tích bùn, bùn ướt thành bùn khô và được đưa đi chôn lấp.

Nước thải sau xử lý đảm bảo QCVN 40:2011/BTNMT.

3.2 Ưu điểm công nghệ xử lý nước thải sản xuất nước giải khát

  • Chi phí vận hành thấp
  • Dễ vận hành
  • Hiệu quả xử lý BOD,COD,N,P cao
  • Nước thải đảm bảo chất lượng nước thải đầu ra
  • Phù hợp với điều kiện khí hậu Việt Nam
  • Có thể sử dụng bùn để làm phân vi sinh bón cho cây trồng

Ngoài phương án xử lý nước thải sản xuất nước giải khát đã nêu trên chúng tôi còn có thể đưa ra những phương án hiệu quả phù hợp với yêu cầu khách hàng.

Nếu quý khách hàng có nhu cầu thiết kế, thi công, sửa chữa hệ thống xử lý nước thải sản xuất nước giải khát, vui lòng liên hệ công ty chúng tôi.

Công ty Hòa Bình Xanh chuyên thiết kế hệ thống xử lý nước thải sản xuất nước giải khát với đội ngũ thạc sĩ, kỹ sư nhiều năm kinh nghiệm.

Mọi chi tiết xin liên hệ hotline: 0943.466.579

Liên hệ công ty Hòa Bình Xanh

Liên hệ công ty Hòa Bình Xanh

5/5 - (9 bình chọn)

Tags: , , , , ,

Tin tức khác

PHƯƠNG PHÁP ĐIỆN HÓA TRONG XỬ LÝ NƯỚC THẢI

PHƯƠNG PHÁP ĐIỆN HÓA TRONG XỬ LÝ NƯỚC THẢI Bên cạnh các phương pháp xử lý nước thải bằng các phương pháp như hấp thụ, hấp phụ, sinh học,… thì xử lý nước thải bằng phương pháp điện hóa là phương pháp hiện đại nhưng mang lại nhiều lợi ích với chi phí vận hành đơn giản […]

TÌM HIỂU VỀ 2 LOẠI HỒ SINH HỌC

TÌM HIỂU VỀ 2 LOẠI HỒ SINH HỌC Bên cạnh các phương pháp xử lý nước thải như hóa học hay cơ học thì xử lý nước thải bằng phương pháp sinh học là phương pháp cổ điển nhưng mang lại nhiều lợi ích với chi phí vận hành mang lại hiệu quả xử lý […]