THIẾT KẾ THI CÔNG HỆ THỐNG XỬ LÝ NƯỚC THẢI SẢN XUẤT LINH KIỆN ĐIỆN TỬ
Do có nguồn nhân công giá rẻ và có các chính sách hỗ trợ đầu tư nên hiện nay Việt Nam đang trở thành một trung tâm sản xuất linh kiện di động cho các nhãn hiệu nổi tiếng trên thế giới như: Samsung, Microsoft, LG…
Cũng như các ngành công nghiệp khác thì sản xuất linh kiện điện tử cũng phát sinh nước thải và cần biện pháp xử lý để đảm bảo các tiêu chuẩn về môi trường.
Trước khi nghiên cứu về nước thải sản xuất linh kiện điện tử và công nghệ xử lý, ta cần tìm hiểu một số khái niệm cơ bản về linh kiện điện tử.
Vậy linh kiện điện tử là gì?
Hiểu một cách cơ bản thì linh kiện điện tử là là bộ phận cơ bản cấu tạo nên các thiết bị điện tử như: tivi, điện thoại, máy tính…
Một linh kiện điện tử cơ bản gồm 3 thành phần: điện trở, tụ điện và cuộn cảm.
Phân loại linh kiện điện tử:
- Linh kiện chủ động: là linh kiện có khả năng cung cấp năng lượng cho chính nó. Ví dụ: pin
- Linh kiện thụ động: không thể tự cung cấp năng lượng.
1. Nước thải sản xuất linh kiện điện tử
Cũng như nước thải của các nhà máy sản xuất nghiệp khác, nước thải sản xuất linh kiện điện tử cũng phát sinh từ 2 nguồn chủ yếu:
- Nước thải sinh hoạt của công nhân: chứa nhiều chất hữu cơ, dầu mỡ;
- Nước thải sản xuất: chứa nhiều tạp chất, kim loại, chất hữu cơ.
Đáng chú ý nhất là hàm lượng kim loại nặng trong nước thải nếu không được xử lý mà thải ra môi trường sẽ bị thủy sinh hấp thụ, tích lũy trong chuỗi thức ăn và cuối cũng là con người.
Ảnh hưởng của kim loại nặng đối với con người:
- Thủy ngân (Hg): rất độc đến hệ thần kinh, hệ tiêu hóa, phổi, thận có thể gây tử vong. Trẻ em khi bị ngộ độc sẽ bị co giật, phân liệt…
- Asen (As): asen tích tụ lâu dài trong cơ thể người dẫn đến bệnh tim mạch, rối loạn hệ thần kinh, rối loạn tuần hoàn máu, rối loạn chức năng gan, thận. Ngộ độc asen cấp tính có thể gây buồn nôn, khô miệng, khô họng, rút cơ, đau bụng, ngứa tay, ngứa chân, rối loạn tuần hoàn máu, suy nhược thần kinh,…
- Chì (Pb): có thể dẫn đến chết người. Những biểu hiện của ngộ độc chì cấp tính như nhức đầu, dễ bị kích thích, và nhiều biểu c nhau liên quan đến hệ thần kinh. Khi bị nhiễm độc lâu dài đối với con người có thể bị giảm trí nhớ, giảm khả năng hiểu, giảm chỉ số IQ, thiếu máu, chì cũng được biết là tác nhân gây ung thư phổi, dạ dày và u thần kinh đệm. Nhiễm độc chì có thể gây tác hại đối với khả năng sinh sản, gây sẩy thai…
- Crôm (Cr): gây loét dạ dày, ruột non, viêm gan, viêm thận , ung thư phổi…
- Cađimi (Cd): Cađimi được biết gây tổn hại đối thận và xương ở liều lượng cao, gây xương đau nhức trở nên giòn và dễ gãy…
2. Công nghệ xử lý nước thải sản xuất linh kiện điện tử
Do thành phần nước thải chứa nhiều kim loại nặng không thích hợp tiến hành xử lý sinh học, công ty Hòa Bình Xanh xin đề nghị quy trình xử lý nước thải sản xuất linh kiện điện tử chủ yếu áp dụng biện pháp hóa lý như sau:
2.1 Thuyết minh quy trình công nghệ xử lý nước thải sản xuất linh kiện điện tử:
Nước thải đầu vào theo hệ thống thu gom được dẫn về hố thu. Hố thu thường có kích thước sâu để thu gom nước thải, trong hố thu bố trí bơm chìm để bơm nước thải sang bể điều hòa, bể điều hòa có tác dụng điều hòa tính chất và lưu lượng nước thải trong quá trình sản xuất.
Tại bể điều hòa, một dàn ống sục khí được bố trí dưới đáy với mục đích là khuấy trộn, tại đây nước thải được trộn lẫn, làm đều nước thải trên toàn diện tích bể, ngăn ngừa hiện tượng lắng cặn ở bể, sinh ra mùi khó chịu.
Bể keo tụ tạo bông: đây là loại bể kết hợp giữa phương pháp hóa học và cơ học. Trong quá trình này phải thêm vào bể một lượng phèn nhôm nhất định để tạo khả năng kết dính giữa các hạt lơ lửng (hydroxit sắt II). tập hợp các cặn nhỏ thành cặn lớn dễ tách. Mục đích của quá trình này là loại bỏ cặn trong bể lắng tiếp theo. Trong bể keo tụ tạo bông sẽ xảy ra 2 quá trình:
- Keo tụ phá vỡ trạng thái bền của hạt keo,
- Tạo bông kết dính các hạt keo bị phá bền
Tiếp theo nước thải được dẫn qua bể lắng, để lắng các bông cặn đã keo tụ, phần nước sạch trong bể lắng được qua bể khử trùng.
Tại bể khử trùng được châm NaOCl diệt những vi khuẩn còn sót lại, ngoài ra bể khử trùng còn có tác dụng trung gian để bơm nước lên bể lọc áp lực.
Sau khi qua bể khử trùng nước thải được bơm lên bể lọc áp lực để loại bỏ các cặn lơ lửng còn lại của quá trình xử lý. Sau một thời gian sẽ tiến hành rửa lọc nhằm loại bỏ các chất bẩn bám trên vật liệu lọc. Nước rửa lọc được tuần hoàn lại hố thu.
Nước thải sau xử lý đảm bảo QCVN 40:2011/BTNMT.
2.2 Ưu điểm công nghệ xử lý nước thải sản xuất sắt thép
- Chi phí vận hành thấp
- Dễ vận hành
- Nước thải đảm bảo chất lượng nước thải đầu ra
Ngoài phương án xử lý nước thải sản xuất linh kiện điện tử đã nêu trên chúng tôi còn có thể đưa ra những phương án hiệu quả phù hợp với yêu cầu khách hàng.
Nếu quý khách hàng có nhu cầu thiết kế, thi công, sửa chữa hệ thống xử lý nước thải sản xuất linh kiện điện tử, vui lòng liên hệ công ty chúng tôi.
Công ty Hòa Bình Xanh chuyên thiết kế hệ thống xử lý nước thải sản xuất linh kiện điện tử với đội ngũ thạc sĩ, kỹ sư nhiều năm kinh nghiệm.
Mọi chi tiết xin liên hệ:
- SĐT: 0943.466.579
- Website: hoabinhxanh.vn