THIẾT KẾ THI CÔNG HỆ THỐNG XỬ LÝ NƯỚC THẢI GIẾT MỔ GIA SÚC

THIẾT KẾ THI CÔNG HỆ THỐNG XỬ LÝ NƯỚC THẢI GIẾT MỔ GIA SÚC

1. Tổng quan ngành giết mổ gia súc tại Việt Nam

Tính đến khoảng cuối năm 2015 cả nước có khoảng gần 35.000 điểm giết mổ gia súc, gia cầm nhỏ lẻ, phần lớn các điểm giết mổ đều nằm ngoài tầm kiểm soát của cơ quan thú y, chỉ có khoảng 35% điểm giết mổ được kiểm soát.
Theo Cục Thú y, hiện nay tại 63 tỉnh, thành phố tồn tại các loại hình giết mổ như giết mổ tập trung công nghiệp, giết mổ tập trung bán công nghiệp, giết mổ thủ công và giết mổ nhỏ lẻ.

Hiện nay vì vấn đề vệ sinh an toàn thực phẩm, nhà nước đang tiến hành quy hoạch và xây dựng cơ sở giết mổ tập trung công nghiệp.

Tại TP.HCM, tính đến cuối năm 2015, thành phố còn khoảng 21 cơ sở giết mổ gia súc, gia cầm, trong đó có khoảng 20 cơ sở nằm rải rác trên địa bàn 11 quận, huyện và 1 cơ sở giết mổ gia cầm tập trung tại quận Gò Vấp với tổng công suất bình quân hàng đêm là khoảng 82.000 con gà 7.555 con heo và 25 con trâu.

Theo phương án Quy hoạch thì đến cuối năm 2016 sẽ ngừng hoạt động 2 cơ sở giết mổ gia súc là Xí nghiệp Giết mổ Nam Phong tại quận Bình Thạnh và cơ sở giết mổ Hiệp Bình Chánh, quận Thủ Đức để đưa vào Cơ sở giết mổ trung tâm quận Bình Tân và cơ sở thuộc Công ty CP Việt Nam kỹ nghệ súc sản (VISSAN) ở Bình Thạnh.

Đến cuối năm 2017, tất cả các cơ sở giết mổ heo thủ công phải chấm dứt hoạt động, ngoại trừ hai cơ sở giết mổ thủ công tại huyện Cần Giờ cung cấp cho người dân của huyện. Đến cuối năm 2017, sáu nhà máy giết mổ heo hiện đại sẽ được đưa vào hoạt động tại hai huyện Hóc Môn, Củ Chi với công suất giết mổ từ 10.000-300.000 con/ngày. Ngoài ra, nhà máy giết mổ bò tại xã Xuân Thới Thượng, huyện Hóc Môn của Cty CP Delta có công suất 200 con/ngày.

Riêng Công ty VISSAN sẽ đưa vào hoạt động Nhà máy giết mổ tại cụm Công nghiệp chế biến thực phẩm VISSAN, huyện Bến Lức, tỉnh Long An, công suất 300 con bò/ngày và nhà máy giết mổ heo 2.500-4.000 con/ngày cũng sẽ đi vào hoạt động….

Quy trình giết mổ gia súc

 

Quy trình giết mổ gia súc

Quy trình giết mổ gia súc

2. Thành phần và tính chất nước thải giết mổ gia súc

Hầu hết các công đoạn trong quy trình giết mổ gia súc đều có sử dụng nước, do đó lượng nước thải là tương đối lớn, ước tính cứ trung bình một con heo thì có ra 0,5 m3 nước thải.

Lượng nước thải lớn, chứa hàm lượng SS, BOD, COD và chất béo cao. Ngoài ra còn có chứa nhiều protein và các chất dinh dưỡng dễ phân hủy sinh học khác.

 

Thành phần và tính chất nước thải giết mổ gia súc

Thành phần và tính chất nước thải giết mổ gia súc

Ô nhiễm môi trường do nước thải giết mổ gia súc

Hiện nay vấn đề ô nhiễm môi trường do nước thải từ các cơ sở giết mổ gia súc đang ở trong tình trạng báo động. Đặc biệt là từ những cơ sở giết mổ chui không giấy phép. Nước thải, chất thải rắn không qua xử lý mà thải trực tiếp ra ao hồ sông suối gây ảnh hưởng nghiêm trọng tới sức khỏe người dân xung quanh. Ngoài ra, lượng chất thải này còn có thể gây ra nhiều bệnh dịch, ký sinh trùng bám vào sản phẩm giết mổ, gây ngộ độc thực phẩm cho người tiêu dùng.

Ô nhiễm môi trường do nước thải giết mổ gia súc

Ô nhiễm môi trường do nước thải giết mổ gia súc

3. Công nghệ xử lý nước thải giết mổ gia súc

3.1 Tại sao phải xử lý nước thải giết mổ gia súc?

Ngoài những vấn đề là đáp ứng yêu cầu của các cơ quan chức năng thì có lẽ lý do quan trọng nhất để người kinh doanh cần xử lý nước thải là tạo niềm tin cho khách hàng người tiêu dùng khi sử dụng sản phẩm của cơ sở, từ đó tạo được uy tín trong ngành và lợi nhuận sẽ tăng lên rất nhiều so với chi phí bỏ ra để xử lý.Vì lý do đó, công ty Hòa Bình Xanh xin đề nghị công nghệ xử lý nước thải giết mổ gia súc như sau:

 

Công nghệ xử lý nước thải giết mổ gia súc

Công nghệ xử lý nước thải giết mổ gia súc

3.2 Thuyết minh công nghệ xử lý nước thải giết mổ gia súc

Trước khi vào hố thu nước thải được dẫn qua song chắn rác để chắn rác có kích thước lớn nhằm tránh gây tắc nghẽn đường ống và bơm trong quá trình vận hành. Sau đó nước thải sẽ chảy về hố thu.

Bể tuyển nổi: đây là nơi xử lý các chất béo có trong nước thải sản xuất sữa và các chất cặn lơ lửng từ nguồn khí sục đi lên. Việc sục khí nhằm thu hút các chất ô nhiễm trong nước thải.

Nước thải tiếp tục được dẫn qua bể điều hòa: tại đây máy thổi khí tiếp tục cung cấp khí cho bể. Khí sẽ được xáo trộn với nồng độ thích hợp nhằm ngăn chặn hiện tượng lắng cặn gây mùi hôi thối cho bể. Ngoài ra, bể còn có chức năng điều hòa lưu lượng và nồng độ của nước thải.

Nước thải tiếp tục được dẫn vào bể kỵ khí UASB, quá trình phân hủy kỵ khí trong bể UASB diễn ra theo phản ứng sau:

Chất hữu cơ + Vi sinh vật kỵ khí  => CO2 + CH4 + H2S + Sinh khối mới + …

Quá trình phân hủy trải qua 4 giai đoạn:

  • GĐ 1: Thuỷ phân, cắt mạch các hợp chất cao phân tử.
  • GĐ 2: Axit hoá. Giai đoạn này, các chất hữu cơ đơn giản lại bị chuyển hoá thành axit acetic, H2 và CO2. Các axit hữu cơ dễ bay hơi chủ yếu là axit acetic, axit lactic và axit propionic. Ngoài ra, CO2 và H2O, các ancol đơn giản khác cũng được hình thành trong quá trình cắt mạch hydratcacbon. Vi sinh vật phân giải metan chỉ có thể phân huỷ một số loại cơ chất nhất định như CO2+ H2, format,acetat, metylic, CO. Sự hình thành các axit có thể làm pH giảm.
  • GĐ 3: Acetate hoá. Vi khuẩn acetic chuyển hóa các sản phẩm của giai đoạn axit hóa thành acetate, H2, CO2 và sinh khối mới.
  • GĐ 4: Methane hoá. Đây là giai đoạn cuối cùng của quá trình phân hủy kỵ khí. Acid axetic,CO2, H2, HCHO và methanol chuyển hóa thành methane, CO2 và sinh khối mới. Đây là giai đoạn mà COD giảm, trong các giai đoạn trước hầu như COD không giảm

Sau khi qua bể UASB nước thải được dẫn sang bể thiếu khí Anoxic. Bể Anoxic kết hợp Oxic có thể xử lý tổng hợp: khử BOD, khử NH4+ và khử NO3- thành N2. Với việc kết hợp bể bùn hoạt tính xử lý và quá trình xử lý thiếu khí, hiếu khí sẽ tận dụng được lượng cacbon khi khử BOD, do đó không phải cấp thêm lượng cacbon khi cần khử NO3-, tiết kiệm được một phần hai lượng oxy khi nitrat hóa khử NH4+ do tận dụng được lượng oxy từ quá trình khử NO3-. Nước thải trong bể Oxic được tuần hoàn liên tục lại bể Anoxic để thực hiện quá trình khử NO3- có trong nước thải.

Bể Oxic: Vi sinh trong bể Oxic sẽ được thêm vào định kỳ từ bùn tuần hoàn tại bể lắng. Các vi sinh vật này sẽ phân hủy các chất hữu cơ thành sản phẩm cuối cùng là khí cacbonic và H2O làm giảm nồng độ bẩn trong nước thải. Trong bể Oxic còn có thêm vật liệu tiếp xúc nhằm tăng cơ hội tiếp xúc giữa vi sinh vật với nước thải, đồng thời là môi trường để vi sinh vật phát triển và dính bám.

Sau khi xử lý sinh học, nước thải tràn qua bể lắng để lắng bùn. Tại đây nước di chuyển trong ống trung tâm xuống đáy bể sau đó di chuyển từ dưới lên trên chảy vào máng thu nước để tràn sang bể khử trùng. Phần bùn lắng xuống đáy bể một phần được tuần hoàn lại bể sinh học thiếu khí và hiếu khí để duy trì nồng độ bùn, phần bùn thải sẽ được bơm vào bể chứa bùn.

Trong bể khử trùng Javen: Nước Javen sẽ được bơm vào nước thải bằng bơm định lượng. Nhờ tác dụng của chất oxy hóa mạnh, các vi sinh vật nguy hiểm trong nước thải sẽ bị tiêu diệt, đảm bảo đạt tiêu chuẩn về mặt vi sinh.

Cuối cùng nước thải được bơm vào bồn lọc áp lực giúp loại bỏ hàm lượng cặn còn sót lại mà quá trình lắng chưa làm được, đảm bảo độ trong trước khi đưa vào nguồn tiếp nhận

Nước thải sau xử lý đảm bảo quy chuẩn QCVN 40:2011/BTNMT sẽ xả ra nguồn tiếp nhận. Quá trình lọc áp lực sẽ tạo ra cặn trong bồn lọc, sau một thời gian làm việc bồn lọc áp lực được rửa lọc nhằm tách phần cặn ra khỏi bề mặt vật liệu lọc, nước rửa lọc sẽ được dẫn về hố thu.

Bùn dư của bể lắng sinh học và các bùn rắn từ các quá trình lược rác được dẫn về bể chứa bùn. Quá trình ổn định bùn kỵ khí diễn ra trong khoảng thời gian dài sẽ giúp cho bùn ổn định, dễ lắng và mất mùi hôi. Sau một thời gian, bùn được đưa vào máy ép bùn giúp giảm thể tích bùn, bùn ướt thành bùn khô và được đưa đi chôn lấp.

3.3 Ưu điểm công nghệ xử lý nước thải giết mổ gia súc

  • Hiệu suất xử lý các chỉ tiêu BOD, COD, Nitơ cao
  • Đảm bảo chất lượng nước thải đầu ra
  • Chi phí vận hành thấp chủ yếu bằng phương pháp sinh học, dễ vận hành (có thể đào tạo những người chưa có chuyên môn về xử lý nước thải vận hành hệ thống)
  • Giảm thiểu tối đa thể tích bùn thải, dễ dàng vận chuyển và bảo quản có thể sử dụng bùn để làm phân vi sinh bón cho cây trồng
  • Có thể tái sử dụng nước thải sau xử lý cho mục đích tưới cây, tưới đường …

Ngoài phương án xử lý nước thải giết mổ gia súc đã nêu trên chúng tôi còn có thể đưa ra những phương án hiệu quả phù hợp với yêu cầu khách hàng.

Quý doanh nghiệp hãy liên hệ tới Công ty TNHH Công nghệ Môi trường Hòa Bình Xanh, Công ty chúng tôi với đội ngũ thạc sỹ, kỹ sư giàu kinh nghiệm đã đầu tư nghiên cứu, đánh giá kỹ lưỡng các công nghệ xử lý và tìm các phương pháp xử lý chất lượng tốt nhất, chi phí hợp lý và thời gian nhanh nhất.

  • Với phương châm: “Uy tín, chất lượng là hàng đầu” Hòa Bình Xanh mang đến cho quý khách hàng sản phẩm và dịch vụ tốt nhất, đáp ứng nhu cầu cần thiết của quý khách hàng.
  • Quý khách hàng có công trình, dự án cần tư vấn, hãy gọi ngay qua hotline 0943.466.579 để nhận được sự hỗ trợ nhanh nhất và tận tình nhất.
Liên hệ công ty Hòa Bình Xanh

Liên hệ công ty Hòa Bình Xanh

5/5 - (12 bình chọn)

Tags: ,

Tin tức khác

PHƯƠNG PHÁP ĐIỆN HÓA TRONG XỬ LÝ NƯỚC THẢI

PHƯƠNG PHÁP ĐIỆN HÓA TRONG XỬ LÝ NƯỚC THẢI Bên cạnh các phương pháp xử lý nước thải bằng các phương pháp như hấp thụ, hấp phụ, sinh học,… thì xử lý nước thải bằng phương pháp điện hóa là phương pháp hiện đại nhưng mang lại nhiều lợi ích với chi phí vận hành đơn giản […]

TÌM HIỂU VỀ 2 LOẠI HỒ SINH HỌC

TÌM HIỂU VỀ 2 LOẠI HỒ SINH HỌC Bên cạnh các phương pháp xử lý nước thải như hóa học hay cơ học thì xử lý nước thải bằng phương pháp sinh học là phương pháp cổ điển nhưng mang lại nhiều lợi ích với chi phí vận hành mang lại hiệu quả xử lý […]