XỬ LÝ NƯỚC THẢI CHẾ BIẾN THỦY HẢI SẢN VỚI CÔNG NGHỆ CHUYÊN NGHIỆP NHẤT
Đất nước Việt Nam ta là một đất nước giáp biển, với hình dạng hình chữ S và giáp với biển nên việc đánh bắt thủy hải sản là ngành nghề phát triển của nước ta. Với số lượng lớn thủy hải sản như vậy thì việc chế biến sẽ cũng thải ra một lượng lớn nước thải của việc chế biến.
Để việc nước thải thải ra môi trường đạt chuẩn thì phải áp dụng các phương pháp chuyên nghiệp để xử lý. Vì vậy hãy đến với Hòa Bình Xanh chúng tôi để có thể tìm được những giải giáp, công nghệ xử lý nước thải chế biến thủy hải sản đạt hiệu quả tốt nhất.
1. Nước thải chế biến thủy hải sản là gì?
Nước thải chế biến thủy hải sản là lượng nước thải sinh ra từ quá trình sản xuất, chế biến, vệ sinh sàn, các thiết bị máy móc, và các như cầu bài tiết của nhân viên.
2. Nguồn gốc, thành phần, tính chất của nước thải thủy hải sản:
Nguồn gốc:
Lưu lượng chất thải và nồng độ chất trong chất thải từ chế biến thủy hải sản còn phụ thuộc vào: thành phần nguyên liệu, các chất phụ gia được sử dụng, nguồn nước sử dụng và các công đoạn sản xuất.
Thành phần:
Tính chất:
Trong nước thải chế biến thủy hải sản thì có độ màu, mùi, chất rắn không hòa tan, chất rắn lơ lửng, các vi trùng gây bệnh, chất hữu cơ hòa tan,…
Nước thải có chứa hàm lượng chất hữu cơ, dinh dưỡng cao vì trong đó có carbonhydrat, protein, lipid – đây là các chất dễ bị vi sinh vật phân hủy. Ngoài ra còn có dầu, photphat, nitrat, chất béo, các chất tẩy rửa,…
Hàm lượng các chất lơ lửng cao do chứa các vụn thủy sản của quá trình chế biến, các vụn này thì dễ lắng, ngoài ra còn có cát, bùn cuốn theo khi rửa và sơ chế và các hoạt động rửa sàn, thiết bị ở nhà xưởng.
Mùi hôi tanh của thủy hải sản sẽ ở trong nước thải, sau dần qua các quá trình phân hủy dần biến đổi thành mùi hôi thối.
Về màu sắc thì cẽ có màu đỏ vì có máu của thủy sản trong quá trình chế biến
3. Tại sao cần phải xử lý nước thải chế biến thủy hải sản?
- Nước thải thủy sản có hàm lượng các chất ô nhiễm cao nếu không được xử lý sẽ gây ô nhiễm các nguồn nước trong khu vực, trong đó có nước ngầm và nước mặt.
- Đối với nước ngầm, nước thủy hải sản có thể thấm xuống nước ngầm và rất khó xử lý để có thể trở thành nước cấp
- Đối với nước mặt: các chất ô nhiễm sẽ làm suy thoái chất lượng nước, tác động xấu đến môi trường thủy sinh vật.
- Mùi tanh hôi ở khu vực sản xuất tuy không có độc hại, nhưng tiếp xúc lâu dài sẽ có các biểu hiện như buồn nôn, kén ăn, mệt mỏi,…
4. Đề xuất quy trình công nghệ và thuyết minh sơ đồ công nghệ xử lý nước thải chế biến thủy hải sản:
Thuyết minh sơ đồ công nghệ xử lý nước thải chế biến thủy hải sản:
- Nước thải chế biến thuỷ hải sản từ hệ bộ phận chế biến thủy hải sản của cơ sở chế biến được thu gom và dẫn vào bể điều hòa
- Bể điều hòa được cung cấp khí oxi từ máy thổi khí để nước thải không bị lắng, tránh xảy ra quá trình kỵ khí gây mùi hôi, tính chất nước đồng đều trong bể tạo điều kiện thuận lợi cho các quá trình xử lý sau.
- Tiếp đó nước được bơm qua bể tuyển nổi, để loại bỏ lượng mỡ có trong nước thải thủy hải sản đồng thời vớt cặn nổi trong nước.
- Nước được đưa qua bể UASB. Trong bể kỵ khí UASB, các vi sinh vật kỵ khí sẽ phân hủy các chất hữu cơ có trong nước thải thành các chất vô cơ ở dạng đơn giản và khí Biogas (CO2, CH4, H2S, NH3,,,), theo phản ứng sau:
- Chất hữu cơ + vi sinh vật kỵ khí => CO2 + CH4 + H2S + Sinh khối mới +,,,
- Sau đó nước đưa qua cụm xử lý sinh học gồm bể Anoxic và bể Aerotank.
- Tại bể Aerotank các chất thải hữu cơ sẽ được các vinh sinh vật có lợi phân hủy bằng cách là các vi sinh này dùng các chất thải hữu cơ để làm chất dinh dưỡng để sinh trưởng và phát triển.
- Sau quá trình sinh học nước sẽ được đưa qua bể lắng sinh học để loại bỏ bùn. Bùn sẽ được đưa vào bể nén bùn, nước sẽ được đưa vào bể trung gian và chuẩn bị cho cụm xử lý hóa lý
- Cụm xử lý hóa lý có các bể keo tụ tạo bông và bể lắng hóa lý để xử lý đệm cho cụm sinh hoạt nhằm xử lý đạt tiêu chuẩn đầu ra.
- Sau đó nước thải được bơm qua bể khử trùng bằng Javen thì trong bể khử trùng Javen: Nước Javen sẽ được bơm vào nước thải bằng bơm định lượng. Nhờ tác dụng của chất oxy hóa mạnh, các vi sinh vật nguy hiểm trong nước thải sẽ bị tiêu diệt, đảm bảo đạt tiêu chuẩn về mặt vi sinh.
- Bồn lọc áp lực giúp loại bỏ hàm lượng cặn còn sót lại mà quá trình lắng chưa làm được, đảm bảo độ trong trước khi đưa vào nguồn tiếp nhận.
- Nước thải đầu ra sau xử lý đạt QCVN 11:2015/BTNMT được xả ra nguồn tiếp nhận. Quá trình lọc áp lực sẽ tạo ra cặn trong bồn lọc, sau một thời gian làm việc bồn lọc áp lực sẽ được rửa lọc định kỳ. Bồn được rửa lọc nhằm tách phần cặn ra khỏi bề mặt vật liệu lọc, nước rửa lọc sẽ được dẫn về hố thu.
5. Dịch vụ xử lý nước thải chế biến thủy hải sản tối ưu tại Công ty TNHH Công nghệ môi trường Hòa Bình Xanh
Công ty TNHH Công nghệ Môi trường Hòa Bình Xanh chuyên cung cấp những dịch vụ về nước thải hướng đến các tiêu chí như sau:
- Tư vấn thiết kế thi công xây dựng hệ thống xử lý nước thải trên toàn quốc.
- Cung cấp các vật tư, thiết bị, hóa chất xử lý nước thải, nước cấp.
- Doanh nghiệp đã có hệ thống xử lý nước thải, nhưng nước thải sau xử lý chưa đạt quy chuẩn hoặc thay đổi lưu lượng nước thải => Công ty chúng tôi chuyên tư vấn, cung cấp các giải pháp cải tạo nâng cấp công suất của hệ thống xử lý nước thải.
- Doanh nghiệp có hệ thống xử lý nước thải nhưng ít vận hành hoặc không có người đúng chuyên môn vận hành, dẫn đến thiết bị máy móc bị hư hỏng, vi sinh nuôi cấy trong bể sinh học bị sự cố cần tư vấn sửa chữa, nuôi cấy vi sinh, vận hành hệ thống xử lý nước thải hay liên hệ với chúng tôi để được hỗ trợ nhanh nhất đảm bảo hệ thống xử lý đạt yêu cầu khi có cơ quan kiểm tra.
Quý doanh nghiệp hãy liên hệ tới Công ty TNHH Công nghệ Môi trường Hòa Bình Xanh, Công ty chúng tôi với đội ngũ thạc sỹ, kỹ sư giàu kinh nghiệm đã đầu tư nghiên cứu, đánh giá kỹ lưỡng các công nghệ xử lý và tìm các phương án xử lý chất lượng tốt nhất, chi phí hợp lý và thời gian nhanh nhất. Quý khách hàng có công trình, dự án cần tư vấn, hãy gọi ngay qua Hotline 0943.466.579 để nhận được sự hỗ trợ nhanh nhất và tận tình nhất.