THIẾT KẾ THI CÔNG HỆ THỐNG XỬ LÝ NƯỚC THẢI CHĂN NUÔI GÀ

THIẾT KẾ THI CÔNG HỆ THỐNG XỬ LÝ NƯỚC THẢI CHĂN NUÔI GÀ

1. Tổng quan về ngành chăn nuôi gà

Việc  chăn nuôi gà được thực hiện với mục đích lấy thịt hoặc trứng nhằm mục đích cung cấp thực phẩm hoặc các sản phẩm khác cho con người. Ngoài ra, việc chăn nuôi gà cũng là nguồn cung cấp chủ yếu cho các trò chơi đá gà hoặc làm cảnh.

Thịt gia cầm nói chung và thịt gà nói riêng chiếm tỷ trọng khá lớn khoảng 30% trong tổng số sản lượng thịt trên thế giới chỉ xếp sau thịt heo chiếm 38%. Trên thế giới mỗi năm có khoảng 50 tỷ con gà được nuôi để lấy thịt và con số này vẫn sẽ tiếp tục tăng do dân số thế giới ngày càng tăng.

Gà được nuôi theo hình thức chăn nuôi công nghiệp bằng kỹ thuật thâm canh. Bất chấp nạn dịch cúm gia cầm thì hiện nay cơ cấu chăn nuôi trên toàn thế giới đang phát triển theo xu hướng tăng tỷ lệ chăn nuôi gà và giảm tỷ lệ chăn nuôi heo. Trong cơ cấu ngành chăn nuôi hiện nay trên toàn thế giới thì heo chiếm tỷ lệ cao nhất 74%, tiếp theo là gà 17%, cuối cùng là bò 9%.

Tại Việt Nam, theo quyết đinh của Thủ Tướng  Chính Phủ ngày 16/01/2008 về việc “ phê duyệt chiến lược phát triển chăn nuôi đến năm 2020”. Theo đó, cần “đẩy nhanh việc đổi mới và phát triển chăn nuôi gia cầm theo hướng trang trại, công nghiệp và nuôi chăn thả có kiểm soát” để đến năm 2020, ngành chăn nuôi gia cầm phải trở thành ngành sản xuất có hiệu quả và bền vững. Mục tiêu phải đạt tổng đàn gà tăng bình quân từ 2008 đến 2020 là 5%/năm.

Đến năm 2020, đàn gà đạt 300 triệu con, trong đó, gà công nghiệp chiếm 33%, sản lượng thịt gà đạt 1.760 tấn chiếm 32% tổng sản lượng thịt xẻ các loại, srn lượng trứng đạt 14 tỷ quả. Đây là một mục tiêu vô cùng lớn do đó, để đạt được đòi hỏi ngành phải phát triển quy hoạch đất đai, tổ chức sản xuất, phát triển khoa học công nghệ…Trong đó, quan trọng nhất là công tác bảo vệ môi trường, đặc biệt là vấn đề xử lý nước thải để đạt được mục tiêu phát triển bền vững.

Trang trại chăn nuôi gà

Trang trại chăn nuôi gà

2. Thành phần nước thải chăn nuôi gà

Nguồn gốc phát sinh nước thải chăn nuôi gà: chủ yếu là do công đoạn vệ sinh chuồng trại, lượng nước mưa chảy tràn trên bề mặt trang trại, và nước thải sinh hoạt của công nhân. Trong đó, thành phần ô nhiễm chính là công đoạn vệ sinh chuồng trại.

Thành phần chính của nước thải chăn nuôi gà là phân gà, các chất rắn lơ lửng do thức ăn dư thừa trôi vào dòng thải.

Thành phần nước thải chăn nuôi gà

Thành phần nước thải chăn nuôi gà

3. Công nghệ xử lý nước thải chăn nuôi gà

Công ty Hòa Bình Xanh xin đề nghi quy trình công nghệ xử lý nước thải chăn nuôi gà như sau:

 

Công nghệ xử lý nước thải chăn nuôi gà

Công nghệ xử lý nước thải chăn nuôi gà

3.1 Thuyết minh quy trình công nghệ xử lý nước thải chăn nuôi gà:

Nước thải chăn nuôi gà sẽ được chảy vào hố thu sau đó chảy qua bể tách dầu nhằm mục đích vớt bỏ cặn lơ lửng có trong nước thải.

Nước thải từ bể lắng 1 của hệ thống xử lý nước thải tiếp tục qua bể điều hòa

Tại bể điều hòa, máy thổi khí sẽ hoạt động liên tục để xáo trộn nước thải tránh hiện tượng lắng cặn, mùi khó chịu, và ngoài ra còn có nhiệm vụ điều hòa lưu lượng và nồng độ ô nhiễm trong nước thải.

Bể Oxic: Các VSV trong bể sẽ phân hủy các chất hữu cơ thành sản phẩm cuối cùng là khí cacbonic và H2O làm giảm nồng độ bẩn trong nước thải. Trong bể Oxic còn có thêm vật liệu tiếp xúc nhằm tăng cơ hội tiếp xúc giữa vi sinh vật với nước thải, đồng thời là môi trường để vi sinh vật phát triển và dính bám.

Sau các công trình xử lý sinh học, nước thải tràn qua bể lắng để lắng bùn sinh học. Trong bể lắng bùn nước thải di chuyển bên trong ống trung tâm xuống đáy bể tiếp đó di chuyển ngược từ dưới lên trên, chảy vào máng thu rồi tràn sang bể khử trùng. Phần bùn lắng xuống đáy bể một phần được tuần hoàn lại bể sinh học thiếu khí và hiếu khí để duy trì nồng độ bùn trong bể, phần bùn dư sẽ được bơm vào bể chứa bùn.

Sau đó nước thải được bơm qua  bể khử trùng bằng  Javen thì trong bể khử trùng Javen: Nước Javen sẽ được bơm vào nước thải bằng bơm định lượng. Nhờ tác dụng của chất oxy hóa mạnh, các vi sinh vật nguy hiểm trong nước thải sẽ bị tiêu diệt, đảm bảo đạt tiêu chuẩn về mặt vi sinh.

Bồn lọc áp lực giúp loại bỏ hàm lượng cặn còn sót lại mà quá trình lắng chưa làm được, đảm bảo độ trong trước khi đưa vào nguồn tiếp nhận

Nước thải sau xử lý đảm bảo quy chuẩn QCVN 40:2011/BTNMT được xả ra nguồn tiếp nhận. Quá trình lọc áp lực sẽ tạo ra cặn trong bồn lọc, sau một thời gian làm việc bồn lọc áp lực được rửa lọc nhằm tách phần cặn ra khỏi bề mặt vật liệu lọc, nước rửa lọc sẽ được dẫn về hố thu.

3.2 Công nghệ xử lý nước thải chăn nuôi gà có các ưu điểm:

  • Hiệu suất xử lý các chỉ tiêu BOD, COD, Nitơ cao
  • Đảm bảo chất lượng nước thải đầu ra
  • Chi phí vận hành thấp chủ yếu bằng phương pháp sinh học, dễ vận hành (có thể đào tạo những người chưa có chuyên môn về xử lý nước thải vận hành hệ thống)
  • Giảm thiểu tối đa thể tích bùn thải, dễ dàng vận chuyển và bảo quản có thể sử dụng bùn để làm phân vi sinh bón cho cây trồng
  • Có thể tái sử dụng nước thải sau xử lý cho mục đích tưới cây, tưới đường …

Nếu quý khách hàng có nhu cầu thiết kế, thi công, sửa chữa hệ thống xử lý nước thải chăn nuôi gà, vui lòng liên hệ công ty chúng tôi.

Quý doanh nghiệp hãy liên hệ tới Công ty TNHH Công nghệ Môi trường Hòa Bình Xanh, Công ty chúng tôi với đội ngũ thạc sỹ, kỹ sư giàu kinh nghiệm đã đầu tư nghiên cứu, đánh giá kỹ lưỡng các công nghệ xử lý và tìm các phương pháp xử lý chất lượng tốt nhất, chi phí hợp lý và thời gian nhanh nhất.

  • Với phương châm: “Uy tín, chất lượng là hàng đầuHòa Bình Xanh mang đến cho quý khách hàng sản phẩm và dịch vụ tốt nhất, đáp ứng nhu cầu cần thiết của quý khách hàng.
  • Quý khách hàng có công trình, dự án cần tư vấn, hãy gọi ngay qua hotline 0943.466.579 để nhận được sự hỗ trợ nhanh nhất và tận tình nhất.
Liên hệ công ty Hòa Bình Xanh

Liên hệ công ty Hòa Bình Xanh

5/5 - (10 bình chọn)

Tags: , , ,

Tin tức khác

PHƯƠNG PHÁP ĐIỆN HÓA TRONG XỬ LÝ NƯỚC THẢI

PHƯƠNG PHÁP ĐIỆN HÓA TRONG XỬ LÝ NƯỚC THẢI Bên cạnh các phương pháp xử lý nước thải bằng các phương pháp như hấp thụ, hấp phụ, sinh học,… thì xử lý nước thải bằng phương pháp điện hóa là phương pháp hiện đại nhưng mang lại nhiều lợi ích với chi phí vận hành đơn giản […]

TÌM HIỂU VỀ 2 LOẠI HỒ SINH HỌC

TÌM HIỂU VỀ 2 LOẠI HỒ SINH HỌC Bên cạnh các phương pháp xử lý nước thải như hóa học hay cơ học thì xử lý nước thải bằng phương pháp sinh học là phương pháp cổ điển nhưng mang lại nhiều lợi ích với chi phí vận hành mang lại hiệu quả xử lý […]