XỬ LÝ KHÍ THẢI BẰNG PHƯƠNG PHÁP NGƯNG TỤ MỚI NHẤT
Hiện nay có rất nhiều nguồn gây phát sinh chất thải như các nhà máy xí nghiệp, giao thông kể cả các hiện tượng tự nhiên như cháy rừng,… nên cũng có khá nhiều các phương pháp xử lý khí thải cho từng đặc điểm khí thải như như hấp thụ, hấp phụ, sinh học, hoá học,…và phương pháp ngưng tụ cũng là một phương pháp phổ biến để xử lý khí thải.
Khái quát về phương pháp ngưng tụ
- Công nghệ xử lý khí thải bằng phương pháp ngưng tụ là một phương pháp đơn giản và hiệu quả. Phương pháp này tập trung vào việc làm giảm nhiệt độ của khí thải để chuyển các chất gây ô nhiễm từ dạng khí sang dạng lỏng hoặc rắn. Sau đó sẽ dễ dàng mang đi xử lý và tiêu huỷ. Lưu ý, phương pháp này chỉ phù hợp với những trường hợp có nồng độ hơi tương đối cao (>20g/m3)
- Phụ thuộc vào nhiệt độ cũng như áp suất của cả 1 quá trình, cụ thể: nhiệt độ càng lạnh thì áp suất sẽ càng cao và hiệu suất sẽ càng lớn.
- Hiệu quả của phương pháp này sẽ cao đối với những môi trường có khí thải phù hợp để ngưng tụ.
- Khí thải sau quá trình ngưng tụ thành dạng lỏng có độ tinh khiết cao và có thể được tận dụng để tạo thành 1 số nguyên liệu.
- Cơ chế thực hiện là sử dụng quạt công nghiệp để hút khí thải đưa vào thiết bị xử lý.
Có hai loại phương pháp ngưng tụ chính:
Phương pháp ngưng tụ gián tiếp (indirect condensation) hay còn được gọi là ngưng tụ bề mặt. Quá trình xử lý khí thải của phương pháp được diễn ra trong thiết bị trao đổi nhiệt có tường ngăn cách giữa khí thải với các tác nhân làm lạnh đi ngược chiều nhau. Để tăng hiệu quả làm lạnh, thong thường nguoi ta sẽ tăng diện tích bề mặt tiếp xúc giữa các tác nhân làm lạnh và hỗn hợp khí bằng cách bố trí thiết bị làm lạnh chia thành nhiều lớp, nhiều ngăn.
Phương pháp ngưng tụ trực tiếp (direct condensation) hay còn gọi là ngưng tụ hỗn hợp. Quá trình này sẽ được tiến hành bằng cách cho khí thải và các tác nhân làm lạnh tiếp xúc trực tiếp với nhau. Sau do, các cấu tử (nguyên tố kim loại nguyên chất) cần tách sẽ chuyển thành dạng lỏng do thay đổi nhiệt độ. Còn lại hỗn hợp khí thì sẽ được thải ra ngoài. Tuy nhiên, phương pháp ngưng tụ trực tiếp thường tốn kém chất làm lạnh vì không thể sử dụng lại nhiều lần và có giá trị phân chia thấp hơn so xử lý khí thải bằng phương pháp ngưng tụ gián tiếp.
Nguyên tắc lựa chọn tác nhân làm lạnh
Phụ thuộc vào chất ô nhiễm mà cần các tác nhân làm lạnh khác nhau. Dựa vào nhiệt độ sôi của các chất ô nhiễm cần xử lý ta sẽ lựa chọn các tác nhân làm lạnh khác nhau. Dưới đây là các trường hợp cụ thể:
- Nhiệt độ sôi > 0 độ: Sử dụng nước lạnh hoặc không khí lạnh
- 50 độ C > Nhiệt độ sôi < 0 độ C: Dung môi bay hơi
- 120 độ C > Nhiệt độ sôi < -50 độ C: Nito lỏng
Trong ngưng tụ trực tiếp, một chất lỏng được sử dụng để làm mát trực tiếp khí thải. Còn ngưng tụ gián tiếp sử dụng thiết bị trao đổi nhiệt để làm mát khí thải một cách gián tiếp.
Nhờ vào việc hiểu rõ hai phương pháp ngưng tụ này, doanh nghiệp có thể lựa chọn phương pháp phù hợp nhất để xử lý khí thải và đạt được hiệu quả tối ưu trong việc giảm thiểu ô nhiễm và bảo vệ môi trường.
Ưu điểm của phương pháp xử lý khí thải này là có khả năng xử lý các chất gây ô nhiễm bay hơi cao như VOCs, H2O, NH3,… Ngoài ra, chi phí đầu tư và vận hành thấp, thiết bị đơn giản và không tốn diện tích.
Tuy nhiên, nhược điểm này là không thể xử lý các chất gây ô nhiễm có điểm sôi cao hoặc không bay hơi như bụi, SO2, NOx,… Ngoài ra, hiệu suất xử lý không cao đối với các chất gây ô nhiễm có độ tan cao trong chất lỏng.
Bên trên là khái quát về một trong các biện pháp xử lý khí thải phổ biến nhất hiện nay mong rằng sẽ cung cấp được thông tin quý khách đang tìm kiếm. Nếu có thắc mắc cần giải đáp liên hệ hotline: 0943466579.
Công ty TNHH Công nghệ Môi trường Hòa Bình Xanh chuyên tư vấn, thiết kế, thi công, cải tạo những hệ thống xử lý khí thải, nước thải, nước sạch trọn gói với chi phí thấp nhất, thời gian nhanh nhất.