DỰ ÁN KHAI THÁC CÁT, SỎI, VẬT LIỆU SAN LẤP MẶT BẰNG
Khai thác sỏi, cát, vật liệu san lấp mặt bằng ngày càng phát triển mạnh, do nhu cầu trong ngành xây dựng, phục vụ việc phát triển kinh tế – xã hội ngày càng cao nên hoạt động khai thác này rất cần thiết nhưng cần phải thực hiện theo đúng quy định của pháp luật, đảm bảo an toàn trong việc khai thác cũng như ảnh hưởng đến tài nguyên thiên nhiên môi trường.
Bạn đang tìm hiểu về hồ sơ đánh giá tác động môi trường về dự án khai thác sỏi, cát, vật liệu san lấp mặt bằng mà chưa hiểu rõ lắm về trình tự thủ tục pháp lý.
Công ty Hòa Bình Xanh chúng tôi đã phát triển dịch vụ lập hồ sơ môi trường cho dự án khai thác cát, sỏi, vật liệu san lấp mặt bằng nhằm đáp ứng nhu cầu của mọi người dân.
Chúng tôi sẽ hỗ trợ Quý khách hàng 24/7, với chất lượng dịch vụ tốt và sự nỗ lực không ngừng. Hãy gọi ngay cho chúng tôi Hotline 0943.466.579 chúng tôi sẽ đáp bảo sẽ hỗ trợ tư vấn miễn phí, rất hân hạnh được phục vụ Quý khách.
I. Quy mô lập hồ sơ môi trường cho dự án khai thác sỏi, cát, vật liệu san lấp mặt bằng
Theo phụ lục II Nghị định 18/2015/NĐ-CP có quy định về việc lập hồ sơ cho dự án khai thác sỏi, cát, vật liệu san lấp mặt bằng
- Khai thác sỏi, cát, quy mô từ 50.000 m³ vật liệu nguyên khai/năm trở lên.
- Khai thác vật liệu san lấp mặt bằng quy mô từ 100.000 m³ vật liệu nguyên khai/năm trở lên:
II. Lập báo cáo đánh giá tác động môi trường cho dự án khai thác sỏi, cát, vật liệu san lấp mặt bằng
II.1. Đối tượng lập báo cáo đánh giá tác động môi trường cho dự án khai thác sỏi, cát, vật liệu san lấp mặt bằng
Đối tượng đánh giá tác động bao gồm các đơn vị có nhu cầu chuẩn bị dự án khai thác sỏi, cát, vật liệu san lấp mặt bằng ở lòng sông.
- Khai thác sỏi quy mô từ 50.000 m³ vật liệu nguyên khai/năm trở lên.
- Khai thác vật liệu san lấp mặt bằng quy mô từ 100.000 m³ vật liệu nguyên khai/năm trở lên
II.2. Hồ sơ, giấy tờ chủ dự án cần cung cấp cho dự án khai thác sỏi, cát, vật liệu san lấp mặt
- Giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh/giấy chứng nhận đầu tư
- Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất hoặc hợp đồng thuê đất
- Dự thảo báo cáo nghiên cứu khả thi hoặc báo cáo đầu tư hoặc thuyết minh kinh tế kỹ thuật của dự án
- Quyết định quy hoạch 1/500
- Bản vẽ mặt bằng tổng thể (có đánh dấu vị trí nhà chứa rác, vị trí hệ thống xử lý nước thải)
- Bản vẽ thoát nước mưa, nước thải (có đánh dấu vị trí hố ga cuối cùng trước khi đấu nối ra cống)
- Hồ sơ thiết kế các hạng mục bảo vệ môi trường (bể tự hoại, hệ thống xử lý nước thải)
- Chủ trương cho phép thực hiện dự án/ giấy thỏa thuận địa điểm
- Cung cấp các tài liệu liên quan đến dự án như: Quy hoạch sử dụng đất và các hạng mục công trình chính, hệ thống điện , hệ thống cấp nước, PCCC,…
Đây là những hồ sơ, tài liệu cơ bản. Tuy nhiên, nhà đầu tư và ban quản lý dự án có thể cần cung cấp thêm thông tin, giấy tờ, hồ sơ hoặc có thể giảm bớt một vài thủ tục, hồ sơ không cần thiết tùy theo từng trường hợp cụ thể.
II.3. Trình tự thực hiện dự án khai thác sỏi, cát, vật liệu san lấp mặt
III. Kế hoạch Bảo vệ môi trường đối với dự án khai thác cát, sỏi, vật liệu san lấp mặt
III. 1. Văn bản pháp lý để lập kế hoạch Bảo vệ môi trường của dự án khai thác sỏi, cát, vật liệu san lấp mặt bằng
- Luật Bảo vệ môi trường 2014
- Nghị định 18/2015/NĐ-CP
- Thông tư 27/2015/TT-BTNMT của Bộ Tài nguyên & Môi trường
III.2. Tài liệu, hồ sơ cần thiết để lập Kế hoạch bảo vệ môi trường cho dự án
- Giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh/ giấy chứng nhận đầu tư
- Hợp đồng thuê đất, nhà xưởng hoặc giấy chứng nhận quyền sử dụng đất
- Phương án sản xuất kinh doanh hay báo cáo giải trình kinh tế kỹ thuật, báo cáo dự án đầu tư hay tài liệu tương đương cho dự án
- Bản vẽ mặt bằng tổng thể nhà máy và bản vẽ phân khu chức năng (có đánh dấu vị trí nhà chứa rác, vị trí hệ thống xử lý nước thải), bản vẽ xác định vị trí xây dựng có tọa độ mốc ranh giới .
- Bản vẽ mặt bằng cấp nước, mặt bằng thoát nước mưa, thoát nước thải (có đánh dấu vị trí hố ga cuối cùng trước khi đấu nối vào hệ thống thoát nước thải của KCN).
- Bản vẽ + thuyết minh kỹ thuật hệ thống xử lý nước thải, khí thải (nếu có)
- Chi tiết vốn đầu tư cho dự án (bao gồm chi phí xây dựng, chi phí lắp đặt máy móc thiết bị bổ sung, chi phí dự phòng….)
Đây là những hồ sơ, tài liệu cơ bản. Tuy nhiên, nhà đầu tư và ban quản lý dự án có thể cần cung cấp thêm thông tin, giấy tờ, hồ sơ hoặc có thể giảm bớt một vài thủ tục, hồ sơ không cần thiết tùy theo từng trường hợp cụ thể.
III.3. Quy trình thực hiện lập Kế hoạch bảo vệ môi trường cho dự án
– Bước 1: Đánh giá hiện trạng môi trường khu vực xung quanh liên quan đến dự án như:
- Khảo sát thu thập tài liệu, các giấy tờ pháp lý liên quan đến dự án khai thác sỏi, cát, vật liệu san lấp mặt bằng.
- Đi khảo sát, điều tra về điều kiện tự nhiên-kinh tế-xã hội liên quan đến các hoạt động của dự án khai thác sỏi, cát, vật liệu san lấp mặt bằng.
– Bước 2: Xác định các nguồn gây ô nhiễm của dự án như: khí thải, nước thải, chất thải rắn, tiếng ồn; xác định các loại chất thải phát sinh trong quá trình hoạt động của dự án.
– Bước 3: Chuyên viên môi trường lập báo cáo kế hoạch bảo vệ môi trường.
– Bước 4: Nộp báo cáo lên Cơ quan Nhà nước có chức năng (Phòng hoặc Sở TNMT).
– Bước 5: Chỉnh sửa theo ý kiến của Cơ quan Nhà nước có chức năng (Phòng hoặc Sở TNMT).
– Bước 6: Chờ xét duyệt và cấp giấy
Công ty TNHH Công nghệ Môi Trường Hòa Bình Xanhcủa chúng tôi rất mong muốn góp phần vào sự thành công của quý khách.